Nhân lực ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp những năm gần đây được quan tâm và chú trọng phát triển chính bởi nhu cầu của con người về những cơ sở hạ tầng và công trình xây dựng. Tuy nhiên nhân lực ngành này còn thiếu nhiều người có tay nghề cao dẫn tới thị trường ngày càng khát nhân lực.
Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp được hiểu là ngành học nghiên cứu về các lĩnh vực thiết kế và thi công, quản lý các công trình công cộng và công nghiệp, các công trình nhà xưởng. Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp sau khi ra trường sinh viên sẽ hứa hẹn có môi trường làm việc rất rộng mở ở môi trường nhà nước cũng như tư nhân, nước ngoài, tại các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng, các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ, các cơ quan quản lý các cấp trong lĩnh vực xây dựng dân dụng - công nghiệp.
Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có môi trường làm việc rất rộng mở
Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp trực tiếp làm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp để phục vụ đời sống con người. Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp đa dạng có thể kể đến như nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mai, khách sạn – nhà hàng.
Các trường đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
Hiện nay có khá nhiều trường đại học và cao đẳng có uy tín đang tuyển sinh và đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp như Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Đại học xây dựng, Đại học Thành Đô, Cao đẳng Xây dựng số 1. Tùy vào điều kiện và điểm thi các em thí sinh có thể tự lựa chọn cho mình được ngôi trường học phù hợp nhất.
Học ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ra làm gì?
Học ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ra làm gì là thắc mắc của không ít thí sinh khi có nhu cầu học ngành này. Có thể nói cơ hội việc làm cho ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp luôn luôn rộng mở cho tất cả các em sau khi tốt nghiệp ra trường. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực, số lượng người lao động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tại đặc biệt là lao động trong các lĩnh vực xây dựng đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam có các công việc ổn định và mức thu nhập đáng mong ước.
Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sinh viên có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao có thể làm việc tại nhiều vị trí ở các công trường xây dựng, các văn phòng lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, kỹ sư xây dựng làm việc trong công xưởng, phụ trách các mảng liên quan đến thiết kế công trình, thi công, giám sát hoặc thẩm định, nghiệm thu các dự án công trình. với vai trò của một Chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật công trình xây dựng, lập dự toán, nghiên cứu như một chuyên gia, thiết kế nghiệm thu các thiết kế – công trình, giảng viên ngành xây dựng ….
Điểm chuẩn ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ở mức không quá cao, sinh viên học ở mức độ trung bình khá hoàn toàn có thể có cơ hội ứng tuyển vào một số trường đại học và cao đẳng.
Các môn học ngành xây dựng dân dụng
Sinh viên theo học ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp trên cả nước sẽ được nhà trường trang bị các kiến thức liên quan đến vật lý và hóa học, các kiến thức về toán, ứng dụng vẽ mỹ thuật, máy xây dựng và tổ chức thi công, , sức bền vật liệu, kết cấu công trình, cấp thoát nước công trình,…
Các học phần đào tạo
I.Kiến thức đại cương
1 Những NLCB của CN Mác-Lênin F1
2 Những NLCB của CN Mác-Lênin F2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
5 Pháp luật đại cương
6 Tiếng Anh cơ bản 1
7 Tiếng Anh cơ bản 2
8 Tiếng Anh chuyên ngành
9 Toán cao cấp A
10 Vật lý
11 Hóa học
12 Tin học đại cương
13 Giáo dục thể chất
14 Giáo dục Quốc phòng – An ninh
II.Kiến thức cơ sở ngành
1 Cơ lý thuyết
2 Sức bền vật liệu
3 Cơ kết cấu
4 Hình họa – Vẽ kỹ thuật (1BTL)
5 Vật liệu xây dựng và thí nghiệm
6 Cơ học đất và thí nghiệm
7 Trắc địa – Thực tập
8 Kinh tế xây dựng
9 Kỹ thuật điện công trình
10 Địa chất công trình
11 Tin chuyên ngành
12 Máy xây dựng
III. Kiến thức chuyên ngành
1 Cấu tạo kiến trúc
2 Thiết kế và quy hoạch
3 Đồ án kiến trúc
4 Kết cấu gạch đá gỗ
5 Kết cấu thép
6 Kết cấu bê tông cốt thép
7 Đồ án kết cấu bê tông cốt thép
8 Cấp thoát nước
9 Nền móng
10 Dự toán xây dựng (1BTL)
11 Kỹ thuật thi công – An toàn lao động
12 Tổ chức thi công
13 Luật xây dựng
14 Đồ án tổ chức thi công
IV. Thí nghiệm, Thực hành, thực tập
1 Thực tập tay nghề công nhân
2 Thực tập tốt nghiệp
Thi tốt nghiệp, làm đồ án
Sau khi học xong chương trình đào tạo về ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp người học có khả năng:
Về kiến thức
- Người học biết cách trình bày được những nội dung cơ bản về vẽ kỹ thuật, dự toán, cấu tạo và thi công công trình xây dựng
- Người học biết cách áp dụng những kiến thức đã học để tính dự toán và thiết kế các bản vẽ kỹ thuật và tính kết cấu cho công trình.
Về kỹ năng
- Người học có khả năng tham gia vào việc triển khai thiết kế cũng như thi công công trình xây dựng, chỉ đạo công tác thi công
- Có khả năng xây dựng, chỉ đạo toàn bộ công tác kỹ thuật, nghiệm thu bàn giao và bảo hành sau xây dựng với từng hạng mục công trình
- Thiết kế các công trình có quy mô nhỏ
-Người học ra trường có khả năng làm nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công việc trong tổ, đội theo yêu cầu của cấp trên. Có thể thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Sau khi kết thúc chương trình học, người học trở thành kỹ thuật viên chuyên nghiệp ngành Xây dựng công nghiệp và dân dụng có thể làm việc tại công ty tư vấn xây dựng, các đơn vị xây dựng, ban quản lý dự án các công trình xây dựng có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, đồng thời ở các cơ quan quản lý xây dựng.
Với những thông tin nêu trên về ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp và khái niệm ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì đã được ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn giải đáp phần nào. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các thí sinh trong quá trình lựa chọn trường và ngành học phù hợp trước ngưỡng cửa thi đại học năm 2020.