- Top 7 ngành ‘khát’ nguồn nhân lực trong thập kỷ mới
- Lưu ý giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Tiếng Anh
- 10 thói quen của học sinh giỏi mà bạn nên học tập ngay hôm nay
Các dạng bài môn Ngữ văn
Đầu tiên các thí sinh cần có định hướng ôn tập rõ ràng, đồng thời biết cách phân bổ thời gian, tránh các sai sót trong quá trình làm bài.
Để đạt điểm cao trong bài thi ngữ văn thì các thí sinh cần ôn tập và trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng với các dạng bài, dạng câu hỏi những kiến thức trong nội dung chương trình đã giảm tải của Bộ GD&ĐT như phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, từ vừng, ngữ pháp, biện pháp tu từ…
Kiến thức liên quan đến nghị luận xã hội thường là các vấn đề xã hội nóng như dịch bệnh, thiên tai và các kiến thức làm văn là các văn bản trong SGK Ngữ Văn 12.
Thí sinh muốn chiếm trọn điểm trong phần đọc hiểu thì cần phải hiểu đúng về đoạn văn và tránh bị nhầm lẫn với bài văn. Tiếp đến cần xác định được chủ đề của đoạn văn để hạn chế tình trạng lan man bên cạnh đó thí sinh cũng cần có những hiểu biết xã hội nhất định và bảo đảm rằng dụng lượng không dài dòng, lạc đề...
Đối với dạng bài viết văn nghị luận xã hội thì các thí sinh cần phải ôn tập, nắm chắc những kiến thức cơ bản về tác phẩm. Cùng với đó cũng cần nắm chắc các dạng đề, kỹ năng làm bài và luyện viết để nâng cao khả năng diễn đạt tốt hơn.
Dạng bài văn nghị luận văn học cần nắm vững những thao tác lập luận, với văn nghị luận cần có các chi tiết tự sự, biểu cảm, thuyết minh, miêu tả… hướng đến theo mục đích nghị luận.
Để làm tốt dạng bài đọc hiểu, thí sinh cần nắm chắc kiến thức đọc hiểu, cách dùng từ, trình bày và viết câu chính xác.
Thí sinh cần nắm chắc kiến thức để hiểu vần đề toàn diện, đồng thời biết phân bổ thời gian hợp lý, bình tĩnh, thận trọng viết bài thì mới có thể viết tốt đoạn văn hay bài văn 5 điểm. Các bạn trong quá trình làm bài cũng cần đánh giá và viết theo cảm xúc của cá nhân.
Thí sinh cần bám sát đoạn trích, làm rõ giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Không cần mở rộng, bàn luận xa xôi hoặc liên hệ so sánh lan man.
Dạng bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học thì chính khả năng về ngôn ngữ, hiểu biết về văn học sẽ phần nào định đoạt được điểm bài thi. Điều này khá khó để bồi đắp trong mấy chục ngày ôn thi vì đó là cả quá trình. Do vậy mà thấy rằng các bài văn đạt điểm tốt sẽ là từ của học sinh không chỉ giỏi văn mà còn có sự hiểu biết để tạo ra những đoạn nghị luận, bài nghị luận để dễ hiểu, hợp lý hơn.
Nhận biết và khắc phục lỗi thường gặp khi làm bài thi
Một số lỗi thường gặp trong ôn tập, làm bài thi Ngữ văn và cách khắc phục như:
- Thí sinh rất dễ để đọc sai yêu cầu hỏi của phẩn đọc hiểu, điều này dẫn đến những câu trả lời lan man, không đúng với trọng tâm.
- Với phần làm văn, câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học thì thường các thí sinh không xác định được chủ đề của đoạn văn, viết lan man, không xác định được trọng tâm, không nắm chắc chi tiết trong quá trình phân tích tác phẩm.
- Với lỗi chính tả hoặc trường hợp dùng từ không chính xác thì các thí sinh cần tham khảo và tìm hiểu nhiều cách dùng từ trong sách giáo khoa, từ điển Tiếng Việt để căn cứ vào ngữ cảnh, dùng từ ngữ phù hợp hơn hoặc trong quá trình học có thể tham khảo ý kiến các thầy cô giáo.
- Thí sinh cũng rất dễ bị mắc lỗi lạc đề do đó trước khi làm bài các thí sinh cần tìm hiểu đề thông qua những thao tác đọc và phân tích đề, lập dàn ý để viết. Trong quá trình tìm hiểu đề các thí sinh cần chú ý đến những từ ngữ yêu cầu của đề thi như: Hãy phân tích, hãy chứng minh, bằng việc so sánh, hãy cảm nhận.... để hạn chế tình trạng lạc đề.
- Nếu mắc lỗi diễn đạt, trình bày lủng củng, không được khoa học thì thí sinh cần cố gắng viết theo đúng cấu trúc ngữ pháp. Đặc biệt khi viết cần bám sát theo đúng yêu cầu của đề để từ đó xây dưng được ý chính, ý phụ để phù hợp hơn. Thí sinh có thể kết hợp các phương pháp luận với nhau như phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh... hoặc các kiểu câu như: phủ định, khẳng định, cầu khiến, cảm thán,,,
- Với lỗi trình bày để khắc phục thì các thí sinh cần lập dàn ý trước khi làm bài, tiếp đến mỗi luận điểm thì nên xây dựng những luận cứ, dân chứng để đi kèm trong một đoạn văn. Kết thúc đoạn thì hãy xuống dòng và xây dựng một đoạn văn mới để nhìn đẹp và câu văn mạch lạc hơn.
- Cần học tổng thể kiến thức, đọc kỹ đề trước khi làm bài… để hạn chế về lỗi sai kiến thức trong nghị luận văn học, khi làm bài thí sinh nên đọc tác phẩm ít nhất 2 - 3 lần, thâu tóm cốt truyện, cấu tứ tác phẩm; nắm rõ tên tác giả, tác phẩm, nhân vật. Cần học tổng thể kiến thức, đọc kỹ đề trước khi làm bài…
- Khi các dẫn chứng không xác thực thì cách tốt nhất để khắc phục là thí sinh nên thực hiện kỹ năng nêu dẫn chứng sau mỗi luận điểm, luận cứ của vấn đề. Cùng với đó nên trích dẫn phần văn bản để trong dấu ngoặc kép và quan trọng đảm bảo tính chính xác. Trong trường hợp không nhớ chính xác thì không nên để trong dấu ngoặc kép. Đồng thời, khi nêu dẫn chứng cần có sự lựa chọn và lấy những dẫn chứng có tính điển hình, tránh việc đưa dẫn chứng tùy tiện, tràn lan mà không hiệu quả.
Hy vọng bài viết ở trên đã giúp thí sinh có thêm nhiều thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng sắp tới. Ban tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất, hữu ích của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh hãy thường xuyên ghé chuyên mục để tham khảo nhé!