Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục bạn cần biết

Cập nhật: 10/06/2020 14:28 | Trần Thị Mai

Học ngành quản lý giáo dục ở  đâu? Đây có lẽ không chỉ là thắc mắc của các thí sinh mà còn trở thành nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh đang có ý định cho con theo học ngành Quản lý giáo dục. Vậy mời độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm các thông tin về trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục và khung chương trình đào tạo ngành Quản lý chất lượng.  

Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục bạn cần biết

1. Học ngành quản lý giáo dục ở đâu?

Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục, do đó sẽ hơi khó khăn trong việc chọn lựa trường đào tạo ngành học này. Một số các trường đại học đào tạo ngành Quản lý giáo dục chất lượng như:

* Khu vực Miền Bắc

Học viện Quản lý Giáo dục

  • Mã trường: HVQ
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Liên thông
  • Loại trường: Công lập
  • Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội

- Thời gian xét tuyển

  • Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

- Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng

  • Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Ngành Quản lý giáo dục

  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00; A01; C00; D01.
  • Học phí năm học 2018 - 2019:  8.100.000đ/1 năm học.

 Đại học Thủ đô Hà Nội

  • Mã trường: HNM
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học - Cao đẳng - Ngắn hạn
  • Địa chỉ:
    • Địa chỉ trụ sở chính: Số 98 phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
    • Địa chỉ cơ sở 2: Số 131 thôn Đạc Tài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội
    • Địa chỉ cơ sở 3: Số 6, phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

- Thời gian xét tuyển

  • Phương thức 1: Thời gian nhận đăng ký xét tuyển và xét tuyển theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
  • Thời gian thi tuyển: 04 đợt/năm:

- Đợt 1: 4/2020;

- Đợt 2: 8/2020;

- Đợt 3: 10/2020;

- Đợt 4: 12/2020.

- Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2020
  • Phương thức 2:  Sử dụng kết quả học tập ở bậc THPT (học bạ). 
  • Phương thức 3: Sử dụng kết quả thi môn năng khiếu kết hợp kết quả kỳ thi THPT quốc gia

- Quy định tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển:

  • Tuyển thẳng học sinh trường THPT chuyên có kết quả học tập 3 năm đạt loại Giỏi và Hạnh kiểm cả 3 năm học xếp loại Khá trở lên;
  • Các đối tượng tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT;
  • Tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế đạt từ bậc 3 trở lên theo Khung tham chiếu Châu Âu.

- Ngành Quản lý giáo dục

  • Tổ hợp môn xét tuyển: C00, D78, D14, D15.
  • Mức học phí năm học 2019-2020: 275.000đ/ 1 tín chỉ.

>> Tìm hiểu thông tin: Cao đẳng Xét nghiệm Y học để hiểu kỹ hơn về ngành đang thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ.

truong-dao-tao-nganh-qlgd
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những trường có đào tạo ngành Quản lý giáo dục

Đại học Sư phạm Hà Nội

  • Mã trường: SPH
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Tại chức
  • Địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Thời gian xét tuyển

  • Phương thức 1: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Phương thức 2: Thời gian nộp hồ sơ từ 03/6/2019 đến hết ngày 26/6/2019 (trong giờ hành chính, trừ ngày thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).
  • Phương thức 3 và 4: Trường tổ chức thi các môn năng khiếu đối với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – SP Tiếng Anh.

Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Trừ các ngành SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, Giáo dục thể chất thì tất cả các ngành còn lại sẽ dùng kết quả thi THPT QG năm 2020 để tiến hành xét tuyển. 
  • Phương thức 2: Xét tuyển thẳng. Nếu thí sinh nằm trong nhóm 3 đối tượng như:
    • Tất cả các thí sinh thuộc đối tượng theo khoản 2 điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, cao đẳng, trung cấp về đối tượng được tuyển thẳng. 
    • Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và trong thời gian học tập 3 năm THPT đều học tại các trường chuyên trên địa bàn cả nước hoặc các trường THPT thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, đạt học lực giỏi tất cả các năm học THPT, đồng thời đạt xếp loại hạnh kiểm tốt tất cả các học kỳ (ngành SP Tiếng Pháp xét tuyển thêm các học sinh học tại các lớp hệ song ngữ tiếng Pháp của các trường THPT).
    • Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2019 tại các trường THPT của cả nước.

- Ngành Quản lý giáo dục

  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, C00, D01, D02, D03.

*  Khu vực Miền Trung

 Đại học Vinh

  • Loại trường: Công lập
  • Mã trường: TDV
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Tại chức
  • Địa chỉ: 182 Lê Duẩn - Thành Phố Vinh - tỉnh Nghệ An

- Thời gian xét tuyển

  • Theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thông báo tuyển sinh của Trường Đại học Vinh.

- Phương thức tuyển sinh

  • Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020
  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 hoặc kết quả học tập THPT kết hợp với thi tuyển năng khiếu (đối với các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất).
  • Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT.

- Ngành Quản lý giáo dục

  • Tổ hợp môn xét tuyển: C00; D01; A00; A01.
  • Học phí trung bình áp dụng cho năm học 2020 - 2021: 11.900.000 đồng/sinh viên.

* Khu vực Miền Nam

Đại học Sư phạm TP. HCM

  • Mã trường: SPS
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau Đại học - Liên thông - Văn bằng 2 - Liên kết nước ngoài
  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP Hồ Chí Minh
    • Cơ sở đào tạo: Số 222 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, TP Hồ Chí Minh

- Thời gian xét tuyển

  • Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ Giáo dục đào tạo.  

- Phương thức tuyển sinh

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi THPT Quốc gia năm 2020;
  • Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 THPT (xét tuyển theo học bạ).

- Ngành Quản lý giáo dục

  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00; C00; D01.
  • Mức học phí: Đối với các tín chỉ lý thuyết: 319.000 đồng/tín chỉ; Đối với các tín chỉ thực hành: 343.000 đồng/tín chỉ.

>> Xem thêm: Sinh viên có nên học ngành Quản lý giáo dục hay không?

Đại học Sài Gòn

  • Mã trường: SGD
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Trung cấp - Cao đẳng - Đại học - Sau đại học - Liên thông - Tại chức - Văn bằng 2 - Liên kết quốc tế
  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: 273 An Dương Vương, Quận 5, TP. HCM
    • Cơ sở 1: 105 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
    • Cơ sở 2: 04 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM
    • Cơ sở 3: 20 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP. HCM
    • Trường THTH Sài Gòn: 220 Trần Bình Trọng, Quận 5, TP. HCM

- Thời gian xét tuyển

  • Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

- Phương thức tuyển sinh

  • Xét tuyển từ kết quả thi THPT Quốc gia 2020; không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ theo quy định tại Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

- Ngành Quản lý giáo dục

  • Tổ hợp môn xét tuyển: D01; C04.

Đại học Quy Nhơn

  • Mã trường: DQN
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Liên thông - Tại chức
  • Địa chỉ: 170 An Dương Vương, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định

- Thời gian xét tuyển

  • Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phương thức tuyển sinh

+ Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2020

+ Xét tuyển theo học bạ THPT

+ Xét tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia và học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức.

- Ngành Quản lý giáo dục

  • Tổ hợp môn xét tuyển:  A00; C00; D01; A01.

>> Tham khảo: Học ngành Quản lý xã hội ra làm gì? để làm rõ hơn các thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu ngành.

truong-dao-tao-nganh-quan-ly-giao-duc
Ngành Quản lý giáo dục mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người học

2. Khung chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục

Nhìn chung mục tiêu chung của ngành Quản lý giáo dục đều hướng đến đào tạo ra những người giàu tri thức cả về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục. Bên cạnh đó còn có thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên hành chính hoặc đảm nhiệm công việc trở thành cán bộ quản lý giáo dục.

Về phẩm chất đạo đức

Có đầy đủ các phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Giàu lòng yêu nước, đam mê với ngành nghề đã chọn và có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức đúng với tác phong của nhà giáo.

Về kỹ năng

Có thể  giám sát và đánh giá tốt kết quả hoạt động giáo dục và thực hiện tốt các chức năng quản lý giáo dục. Ngoài ra có khả năng vận dụng tốt các kiến thức vào những hoạt động thực tế về hành chính giáo dục. Tự phát huy khả năng nghiên cứu khoa học, luôn trau dồi khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn.

Dưới đây là cụ thể khung chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục được nhiều trường đại học trên cả nước áp dụng:

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác – Lênin

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

10

Tin học

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

11

Tâm lý học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Giáo dục học

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

6

Ngoại ngữ

14

Cơ sở văn hóa Việt Nam

7

Giáo dục Thể chất

15

Logic học

8

Giáo dục Quốc phòng

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

1

Xác suất và thống kê trong giáo dục

12

Kế hoạch hóa phát triển giáo dục

2

Kinh tế học giáo dục

13

Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục

3

Xã hội học giáo dục

14

Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục

4

Điều khiển học và Lý thuyết hệ thống

15

Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục

5

Bảo đảm chất lượng trong giáo dục

16

Tổ chức và Quản lý cơ sở giáo dục – nhà trường

6

Lịch sử các tư tưởng giáo dục

17

Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong GD

7

Nghiệp vụ quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục

18

Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục

8

Tâm lý học quản lý

19

Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường

9

Nhân cách và lao động của người cán bộ QLGD

20

Phát triển chương trình đào tạo

10

Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục

21

Lý luận dạy học hiện đại

11

Đại cương về quản lý và quản lý giáo dục

 

 

Với những chia sẻ của Ban tư vấn Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên, hy vọng có thể giúp bạn trẻ giải đáp được các thắc mắc về Trường đào tạo và khung chương trình học của ngành Quản lý giáo dục. Bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết hữu ích khác cùng chuyên mục này nhé!