1. Khái niệm ngành Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục nhằm tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.
Giống với khái niệm cơ bản về quản lý thì hiện nay có rất nhiều định nghĩa về khái niệm quản lý giáo dục. Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc một vài ý kiến của các nhà nghiên cứu về khái niệm quản lý giáo dục như:
Theo diễn giả Nguyễn Ngọc Quang
Ông đưa ra khái niệm quản lý giáo dục là quản lý có hệ thống, có mục đích và kế hoạch rõ ràng. Từ đó chủ thể quản lý và vận hành theo đúng chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước. Tiêu điểm hội tụ ở đây chính là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Theo nhà lý luận Xô Viết P.V.Khuđôminxky
Nhà lý luận này lại cho rằng quản lý giáo dục là một tác động có hệ thống. Quản lý giáo dục cần có kế hoạch và ý thức rõ ràng. Từ các cấp độ cao xuống thấp thì chủ thể quản lý cũng cần có xác định rõ ràng. Mục đích chính và cuối cùng vẫn là sự phát triển toàn diện và hài hòa cho trẻ. Từ đó hình thành nên nhân cách đạo đức cũng như nâng cao trí thức của những mầm non đất nước.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc
Tác giả Phạm Minh Hạc nhấn mạnh rằng quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất.
Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung.
>> Tìm hiểu: Thông tin liên thông Trung cấp Dược lên Cao Đẳng để nắm rõ hơn điều kiện xét tuyển của từng trường.
Đặc điểm đặc thù và chức năng của quản lý giáo dục
- Sản phẩm giáo dục thường gắn liền với các quyền lực nhà nước trong việc điều hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục nhằm thông qua xây dựng, ban hành và chấp hành các văn bản như luật, điều lệ và các quy định, quy chế chuyên môn sư phạm.
- Quản lý giáo dục và sự phát triển quan điểm quần chúng, xã hội sẽ cần gắn liền với nhau.
- Quản lý giáo dục là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc.
- Quản lý giáo dục sẽ gắn liền với việc điều hành quá trình giáo dục đào tạo con người, đặc biệt là lao động sư phạm của các nhà giáo.
- Ngành quản lý giáo dục có chức năng tổ chức hoạt động giáo dục, giám sát và đánh giá hoạt động cả giáo dục.
- Bên cạnh đó ngành còn giúp cải thiện chất lượng giáo dục bằng các hoạt động theo dõi, đánh giá hoạt động giáo dục.
- Ngành quản lý giáo dục có nhiệm vụ cải tiến giáo dục.
>> Tham khảo: Giải pháp giáo dục xây dựng con người thời đại mới
2. Cơ hội việc làm ngành Quản lý giáo dục
Theo học ngành Quản lý giáo dục bạn cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục và kỹ năng thực hành ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường hoặc những cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.
>>> Xem thêm: Sinh viên có nên học ngành quản lý giáo dục hay không?
Ngành Quản lý giáo dục ra làm gì? thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang có nhu cầu theo học ngành quản lý giáo dục và sinh viên sắp ra trường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục có thể làm việc tại các vị trí như:
- Trở thành chuyên viên làm nhiệm vụ quản lý giáo dục. Công việc này có thể làm việc tại các nơi như: Sở giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục cộng đồng, cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên từ cấp tỉnh đến các cấp địa phương.
- Làm chuyên viên các lĩnh vực liên quan như Chuyên viên văn phòng, quản lý học sinh sinh viên, quản lý các cơ sở vật chất và thiết bị trường học, phòng đào tạo đảm bảo chất lượng, thanh tra giáo dục hoặc các phòng tổ chức cán bộ.
- Công tác tại các cơ sở giáo dục từ cơ sở mầm non đến các trường đại học, cao đẳng.
- Phụ trách công tác trong các cơ quan chính quyền các cấp ở các lĩnh vực văn hóa giáo dục hoặc hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trong cộng đồng.
- Cán bộ nghiên cứu thực hiện công việc nghiên cứu quản lý giáo dục tại các cơ quan hoạt động lĩnh vực quản lý giáo dục hoặc các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu…
- Trở thành giảng viên làm việc tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tại các cơ sở đào tạo hoặc có liên quan đến ngành Quản lý giáo dục cấp tỉnh, thành phố, các học viện, các trường đại học và cao đẳng…
- Ngoài ra sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục bạn có thể tiếp tục theo học và nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao chuyên môn Quản lý giáo dục.
Với những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng có thể giúp các bạn trẻ giải đáp được thắc mắc về quản lý giáo dục là gì và công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.