Mới đây, Bộ Y tế công bố hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất. Điều đặc biệt nhất, ở bản cập nhật, sửa đổi lần thứ 4 kể từ khi Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên, cho phép sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19 để điều trị.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra phương án triển khai thi tốt nghiệp THPT 2020 thành 2 đợt. Đồng tình với phương án thi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, tuy nhiên hiện nhiều học sinh lo ngại, nếu tổ chức thi làm 2 đợt, công tác bảo mật và xây dựng đề thi sẽ được thực hiện ra sao để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, minh bạch và công bằng với tất cả thí sinh?
Một kỳ thi chưa có tiền lệ khi được tổ chức vào tháng 8, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp. Với những thay đổi liên tục về phương thức thi trong thời gian ngắn, nhiều học sinh không khỏi lo ngại về việc đề thi sẽ được xây dựng thế nào để không chênh lệch về độ khó. Để cả thí sinh tham gia đợt 1, lẫn đợt 2 đều cảm thấy công bằng.
Ngược lại với những lo lắng của các thí sinh, nhiều giáo viên và chuyên gia cho rằng việc xây dựng các đề thi không chênh lệch độ khó đã được tiến hành trong nhiều kì thi trước. Với ngân hàng câu hỏi của Bộ, đề thi đã được chuẩn hóa, với lý thuyết xác suất thống kê và đánh giá, máy tính sẽ tự lựa chọn ngẫu nhiên những câu hỏi ở độ khó khác nhau vì thế mức độ khó của đề thi sẽ ngang nhau.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khẳng định sẽ đảm bảo đề thi của đợt hai có độ khó tương đương đợt 1. Với đợt 1, đề thi đã sẵn sàng. Với đợt 2, đề thi được xây dựng theo ma trận đề thi hiện nay và từ ngân hàng đề thi với các câu hỏi còn lại.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp