Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Vai trò của ngành Công nghệ thực phẩm? Có nên học ngành CNTP hay không?

Cập nhật: 08/06/2020 09:30 | Trần Thị Mai

Trong thời gian gần đây ngành Công nghệ thực phẩm ngày càng phát triển hàng loạt các nhà máy chế biến thực phẩm mọc lên phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vậy có nên học ngành Công nghệ thực phẩm không? Mức lương của ngành này ra sao?... Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để giải đáp các thắc mắc ở trên.

Vai trò của ngành Công nghệ thực phẩm? Có nên học ngành CNTP hay không?

1. Vai trò của ngành Công nghệ thực phẩm

Như mọi người đã biết ngành Công nghệ  thực phẩm là chuyên ngành về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học....

Ngành Công nghiệp thực phẩm Việt Nam không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà trong thời đại hội nhập mạnh mẽ đang bắt buộc phải nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với một đất nước có hơn 90 triệu dân cùng tốc độ phát triển kinh tế ổn định, dễ hiểu là nhu cầu về thực phẩm luôn ở mức rất cao - đặc biệt là đối với các loại thực phẩm chế biến sẵn an toàn, tiện lợi.

Để phục vụ nhu cầu người dùng hiện nay thực phẩm được chế biến thành nhiều chủng loại khác nhau để tiện dụng hơn. Tuy nhiên yếu tố then chốt để các công ty tồn tại và phát triển đó là việc chế biến, bảo quan thực phẩm không hư, giữ nguyên chất lượng và mùi vị như mong muốn.

Mỗi chủng loại sản phẩm chế biến cần đáp ứng hàng trăm tiêu chí khác nhau, vì vậy vai trò của kỹ sư công nghệ thực phẩm là quan trọng để quyết định quy trình thực hiện.

Trong những năm tới các nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm thành phẩm sẽ dần thay thế cho công việc chế biến thô như trước đây. Từ đó mà nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm cũng dần tăng theo. Ngành Công nghệ thực phẩm là một ngành học được đánh giá là có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai với nhiều cơ hội việc làm rất hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp có thể dễ tìm được việc làm phù hợp với bản thân.

>>> Tìm hiểu: Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm trên địa bàn cả nước

2. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm trong tương lai

Do nhu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân ngày càng tăng cao và nước ta cũng có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Nên Ngành Công nghệ thực phẩm đang là một ngành HOT tại Việt Nam hiện nay. 

Cũng chính vì thế mà hiện nay số lượng các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm và các thí sinh theo học ngành này cũng tăng nhiều hơn. 

Việt Nam là nước có tiềm năng sản xuất nông sản lớn nhưng chưa có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị chưa đủ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Cần nhờ vào các kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm có trình độ chuyên môn cao để khác phục các hạn chế đó. 

Trong quá trình theo học ngành Công nghệ thực phẩm thì sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản lẫn nâng cao về các lĩnh vực như sinh học, hóa học, các quy trình sản xuất thực phẩm và có khả năng kiểm định đánh giá chất lượng sản phẩm. 

Đồng thời sinh viên cũng sẽ được tiếp xúc với công nghệ làm sạch, chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy hải sản, công nghệ chế biến đồ uống và đường, công nghệ chế biến chất béo, chế biến sữa.

Ngoài ra, rất nhiều trường đại học có ngành công nghệ thực phẩm còn hướng dẫn và đào tạo sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,…

Cụ thể các công việc mà sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm như sau:

  • Công tác tại các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến nông sản, doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm...
  • Trở thành các chuyên gia dinh dưỡng tại trường học, bệnh viện, công tác tại các trung tâm y tế,…
  • Làm giảng viên đào tạo các ngành có liên  quan đến Công nghệ thực phẩm.
  • Tiếp tục học tập và tiến hành nghiên cứu  chuyên sâu hơn về lĩnh vực này bằng học học thạc sĩ, tiến sĩ...

3. Mức lương ngành Công nghệ thực phẩm

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm rất đa dạng, vì vậy, mức lương trong ngành cũng tương đối cao hơn so với những ngành học khác:

  • Trong trường hợp cử nhân ngành Công nghệ thực phẩm mới ra trường thì mức lương mà họ nhận được sẽ dao  động trong khoảng 4 - 5 triệu/ tháng. Thường những vị trí này chỉ sử dụng trình độ cơ bản. 
  • Khi bạn đã có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm thì mức lương nhận được sẽ dao động trong khoảng từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng. 
  • Khi kinh nghiệm lâu năm trong nghề cộng với tuổi nghề thì  bạn sẽ có cơ hội thăng tiến cao. Mức lương của các vị trí quản lý, kỹ sư vó thể dao động trong khoảng từ 2000USD đến 3000 USD/tháng.

>>> Xem thêm: Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm năm 2019 để chọn lựa ngôi trường phù hợp với năng lực bản thân.

co-nen-hoc-nganh-cntp
Có nên học ngành Công nghệ thực phẩm không?

3. Có nên học ngành Công nghệ thực phẩm hay không?

Hiện nay Việt Nam đang là một nước dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu nông sản, cùng với đó sự phát triển mạnh mẽ của ngành đồ uống. Để có thể cạnh tranh được với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới thì điều tất yếu đặt ra là Việt Nam cần có những kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm giỏi. Cho nên trong tương lai ngành Công nghệ thực phẩm sẽ cần số lượng lớn nguồn nhân lực ngành này, đặc biệt là những lao động có trình độ cao.

Bên cạnh đó để trả lời cho câu hỏi “ Có  nên học ngành Công nghệ thực phẩm không?” thì các thí sinh cần tìm hiểu chương trình học và các chuyên ngành chính. Theo Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thì hiện nay các trường đại học ở Việt Nam đào tạo các chuyên ngành chính như:

  • Chuyên ngành về hóa sinh học và vi sinh học thực phẩm: Chuyên ngành này sẽ nghiên cứu về sử dụng hóa học và các vi sinh vật để chế biến thực phẩm nhằm mục đích cuối cùng là ngăn ngừa sự hư hỏng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Chuyên ngành về dinh dưỡng: Khi theo học chuyên ngành này sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về chất hóa học và các phản ứng giữa các chất, cùng với đó là nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người.
  • Chuyên ngành Quản lý chất lượng: Cùng với các kiến thức nền tảng về hoá học thực phẩm thì sẽ được đào tạo cùng kỹ năng về quản lý và theo dõi chất lượng, dây chuyền chế biến.
  • Chuyên ngành Công nghệ chế biến: Phần học thuật của chuyên ngành này sẽ không nhiều, nhưng cần kết hợp với  sự trau dồi những tiên tiến về công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại từ máy móc và tự động hóa.
  • Chuyên ngành An toàn thực phẩm và phân tích thực phẩm: Sinh viên sẽ được tiếp thu những kiến thức về tách, phân tích các thành phần trong thức ăn và thức uống. Song song với đó bạn sẽ được học kỹ năng mềm đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm cũng sẽ được đào tạo ở chuyên ngành này.

Học Công nghệ thực phẩm không chỉ là giảng đường với phòng thí nghiệm, mà còn đặc biệt thực tế, mở ra những cơ hội khẳng định khả năng sáng tạo của bản thân trong một lĩnh vực hết sức thiết thực cho con người. Bạn có thể phát triển những sản phẩm của riêng mình - độc đáo một chút, mới lạ một chút. 

4. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm

Để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứ ngành Công nghệ thực phẩm bạn cần sở hữu những tố chất sau đây:

- Điều đầu tiên là niềm đam  mê với khoa học và công nghệ. Khi có niềm đam mê thì bạn mới thực hiện và vượt qua  được khó khăn trong ngành nghề Công nghệ thực phẩm. 

- Bản thân các thí sinh cần học khá các môn tổ hợp tự nhiên như Sinh học, hóa học, Vật lý. Điều này sẽ giúp bạn nắm nhanh chóng các kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành Công nghệ thực phẩm. 

- Có khả năng tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén, nhanh nhẹn trong việc nắm bắt được tâm lý, sở thích, nhu cầu của người khác. Đây chính là yếu tố quan trọng để bạn có thể gắn bó lâu dài với ngành học đam mê này.

- Ngoài ra, để làm việc tốt trong nền kinh tế hiện đại ngày các bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả,...

Từ những thông tin từ Ban tư vấn Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên có lẽ các bạn không còn lo lắng với câu hỏi “Có nên học ngành Công nghệ thực phẩm hay không?”. Khi chọn ngành các bạn thí sinh nên thận trọng và phải thực sự đam mê - quyết tâm theo đuổi ngành nghề.

Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng đắn hướng đi trong tương lai!