Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ngành quản lý công nghiệp thi khối nào?

Cập nhật: 10/02/2020 15:52 | Nhâm PT

Những năm gần đây trở thành cơn sốt về việc làm. Vậy bạn đã biết ngành quản lý công nghiệp thi khối nào? Ngành quản lý công nghiệp có dễ xin việc không?. Những thắc mắc này sẽ được được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ngành quản lý công nghiệp thi khối nào?

Quản lý công nghiệp là gì?

Tìm hiểu kỹ về ngành quản lý công nghiệp trước khi quyết định ôn thi sẽ giúp cho các em có thêm các lựa chọn thông tin hữu ích, đưa ra định hướng cũng như chọn nghề nghiệp cho bản thân.

Quản lý công nghiệp là một ngành thu hút rất nhiều thí sinh theo học, là ngành xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Được hiểu một cách cơ bản là ngành thường được áp dụng trong các doanh nghiệp, các công ty, các trung tâm thương mại, các ngành dịch vụ. Ngành quản lý công nghiệp chủ yếu là giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh thu cho công ty, nguồn nhân lực, lập các kế hoạch kinh doanh, tiếp thị cho doanh nghiệp.

Ngành quản lý công nghiệp được nhiều người quan tâm những năm gần đây

Ngành quản lý công nghiệp được nhiều người quan tâm những năm gần đây

Ở Việt Nam, Quản lý công nghiệp là một ngành mang lại cơ hội việc làm lớn cho các sinh viên về công nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc ở các Sở, Bộ, Ban, Ngành quản lý nhà nước.

Ngành quản lý công nghiệp cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên về Quản trị dự án, Quản trị sản xuất, Quản trị nguồn nhân lực, quản lý vật tư – tồn kho, Đánh giá công nghệ, được áp dụng trong các thương mại, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh.

Là một nhân viên theo học ngành tìm kiếm nguồn nhân lực Quản lý công nghiệp bạn cần biết cách giải quyết các bài toán doanh thu, giải quyết thị phần, : Lập kế hoạch kinh doanh Nghiên cứu thị trường; Lập và phân tích dự án; đảm nhiệm các công việc chuyên môn như Lập kế hoạch tiếp thị; đầu tư tài chính. Đồng thời cũng là phân tích các dự án đó, lập các dự án và cũng là người nghiên cứu về thị trường,..

Ngành quản lý công nghiệp thi khối nào?

Một trong những điều bạn cần quan tâm khi lựa chọn ngành quản lý công nghiệp đó là biết ngành quản lý công nghiệp thi khối gì để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi của mình. Cụ thể ngành quản lý công nghiệp sẽ thi 2 khối chủ yếu là D và khối A. Tuy nhiên do có sự thay đổi về quy định tuyển sinh nên tổ hợp môn xét tuyển có sự thay đổi.

Có một số tổ hợp xét tuyển khác nhau như sau:

Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)

Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)

Chương trình đào tạo của ngành Quản lý công nghiệp

Sinh viên ngành công nghiệp sẽ được nhà trường đào tạo các kiến thức về môn học cơ sở, cơ sở ngành và các môn học chuyên ngành.

Môn học cơ sở bao gồm các môn học: Triết học Mác-Lênin, Toán cao cấp 3, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm), Xác suất – Thống kê, Hóa học đại cương 1, Nhập môn tin học, Ngoại ngữ, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán cao cấp 1, Toán cao cấp 2, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng.

Môn học cơ sở ngành bao gồm các môn học đó là: Nguyên lý kế toán, Quản trị đại cương, Kỹ thuật điện – điện tử, Thống kê trong sản xuất công nghiệp, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hóa học, Marketing căn bản, Phương pháp định lượng trong quản lý, Công nghệ vật liệu, Kinh tế học đại cương, Máy tính trong kinh doanh 2.

Những môn học chuyên ngành bao gồm các môn học: Quản trị sản xuất 1, Quản trị sản xuất 2, Quản trị nhân sự, Quản trị tài chính, Tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp (MIS), Quản lý công nghệ, Kế toán quản trị, Quản lý bảo dưỡng công nghiệp.

Đó là những môn học mà các sinh viên trong ngành quản lý công nghiệp sẽ phải học nhằm đáp ứng được chất lượng về nguồn nhân lực của ngành quản lý công nghiệp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ không bỡ ngỡ với công việc.

Chương trình đào tạo

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Đại số tuyến tính

6

Giải tích 1

7

Xác suất và thống kê

8

Elementary

9

Pre-Intermediate 2

10

Intermediate 1

11

Giáo dục thể chất 1

12

Giáo dục thể chất 2

13

Giáo dục thể chất 3

14

Giáo dục quốc phòng

15

Pháp luật đại cương

II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Khối kiến thức cơ sở

1.1. Khối kiến thức cơ sở kỹ thuật

16

Đại cương về kỹ thuật (Engineering solutions)

17

Kỹ thuật điện đại cương

1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành

18

Luật kinh doanh

19

Toán Kinh tế

20

Kinh tế học vi mô

21

Kinh tế học vĩ mô

22

Lý thuyết tài chính tiền tệ

23

Nguyên lý kế toán

24

Marketing căn bản

25

Thống kê doanh nghiệp

26

Nguyên lý thống kê

27

Phân tích hoạt động kinh doanh

28

Quản trị học

29

Kế toán quản trị 2

30

Tài chính doanh nghiệp

31

Giao tiếp kinh doanh

32

Tin học ứng dụng

33

Tự chọn 1 (Chọn 1 trong 2 học phần)

33.1

Lịch sử các học thuyết kinh tế

33.2

Xã hội học

2. Khối kiến thức riêng ngành Quản lý công nghiệp

34

Quản trị nguồn nhân lực

35

Quản trị chất lượng

36

Quản lý dự án

37

Quản lý sản xuất CN

38

Quản trị chuỗi cung ứng

39

Quản trị chiến lược

40

Quản lý công nghệ

41

Định mức các yếu tố sản xuất

42

Kinh tế công nghiệp

43

Tự chọn 2 (chọn 1 trong 2 học phần)

43.1

Đấu thầu

43.2

Tin học trong quản lý dự án

44

Tự chọn 3 (chọn 1 trong 2 học phần)

44.1

Quản trị thương mại trong DNCN

44.2

Kinh doanh quốc tế

45

Đề án Quản lý dự án

46

Đề án Quản lý sản xuất công nghiệp

47

Thực tập cơ sở ngành Quản lý công nghiệp

48

Thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp

49

Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp

Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Danh mục các học phần bắt buộc:

 

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác-Lênin

9

Toán cao cấp 3

2

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

10

Xác suất - Thống kê

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

11

Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm)

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Hóa học đại cương 1

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Nhập môn tin học

6

Ngoại ngữ **

14

Giáo dục thể chất

7

Toán cao cấp 1

15

Giáo dục quốc phòng

8

Toán cao cấp 2

 

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

 

a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành:

1

Kỹ thuật điện - điện tử

7

Marketing căn bản

2

Kỹ thuật cơ khí

8

Nguyên lý kế toán

3

Kỹ thuật hóa học

9

Quản trị đại cương

4

Công nghệ vật liệu

10

Phương pháp định lượng trong quản lý

5

Kinh tế học đại cương

11

Máy tính trong kinh doanh 2

6

Thống kê trong sản xuất công nghiệp

 

 

 

b) Kiến thức ngành

1

Quản trị nhân sự

5

Quản trị sản xuất 2

2

Quản trị tài chính

6

Tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp (MIS)

3

Kế toán quản trị

7

Quản lý công nghệ

4

Quản trị sản xuất 1

8

Quản lý bảo dưỡng công nghiệp

Sinh viên ngành quản lý công nghiệp ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có thể đảm nhiệm ở một số vị trí công việc như:

  • Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, thương mại và dịch vụ với các công việc quản lý hàng nhập, Quản lý nhà máy trong các nhóm công việc hoạch định sản xuất, số lượng tồn kho trong nhà máy, quản lý nhân viên và đánh giá trình độ công nghệ.
  • Quản lý chất lượng gồm các công việc như phân tích các cơ sở dữ liệu, kiểm tra quá trình khu vực cần cải tiến, quản lý các công việc để xem xét các bảng tính chi tiết, thực hiện những thay đổi.
  • Quản lý mua hàng thiếp lập cấp độ vận hành với các công việc như định hướng, đánh giá chương trình mua hàng trong vận hành phối hợp các công tác trong vận hành
  • Lập kế hoạch triển khai kết hoạch sản xuất tinh gọn
  • Quản lý chuối cung ứng, tư vấn cải tiến quá trình giảm thời gian sản xuất về lĩnh vực dịch vụ và sản xuất
  • Phối hợp các công tác trong vận hành
  • Quản lý mua hàng, thiết lập cấp độ vận hành và đánh giá các chương trình mua hàng, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành
  • Lập kế hoạch cung ứng: thiết lập mối quan hệ lâu dàivà quản lý chuổi thương lượng các hợp đồng, phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, duy trì sự chính xác của hoá đơn và hàng hoá trả lại.
  • Tư vấn cải tiến quá trình triển khai kế hoạch trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
  • Quản lý tài chính kế toán: phân tích chứng khoán, theo dõi và quản lý các hoạt động phân tích, xử lý số liệu chứng khoán, tài chính kế toán của công ty
  • Quản lý nhân sự: khảo sát và lên kế hoạch đào tạo, hoạch định nhân sự, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động, nhu cầu đào tạo định biên
  • Quản lý kinh doanh: hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, khai thác phương thức kinh doanh, luật lệ kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau

Các trường đào tạo ngành Quản lý công nghiệp ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có một số trường đào tạo ngành Quản lý công nghiệp, các bạn học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào một số trường đại học phù hợp với bản thân dưới đây:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Khu vực miền Trung

  • Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghiệp Vinh

Khu vực miền Nam

  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bách khoa – Đại học quốc gia TP.HCM
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Hiện nay, có thể thấy ngành Quản lý công nghiệp là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển rộng rãi hơn và đang ngày một thu hút đông thí sinh đăng ký theo học. Quản lý công nghiệp cũng là một trong các ngành được đánh giá là có nhiều cơ hội xin việc cao khi thực tế chứng minh ngành Quản lý công nghiệp có ty lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay đạt mức cao nhất trong những nhóm ngành kinh tế. Ngoài việc có tỷ lệ việc làm cao nhất thì theo thống kê, ngành Quản lý công nghiệp còn thuộc vào top 3 nhóm ngành có mức lương cao nhất. Nước ta còn thiếu nhiều nhân lực ngành Quản lý công nghiệp, chính bởi điều nay đã tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghiệp và ngành Quản lý công nghiệp trở thành nghề triển vọng mà các em có thể theo đuổi.

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về ngành quản lý công nghiệp và giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quản lý công nghiệp thi khối nào? Ngành quản lý công nghiệp có dễ xin việc không. Tuy nhiên bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, để biết mình có phù hợp hay không bạn cần tìm hiểu nhiều hơn trên các phương tiện thông tin khác.

Bài viết được tổng hợp bởi ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn