Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Ngành Kỹ thuật địa chất là gì? Nên học Kỹ thuật địa chất ở đâu?

Cập nhật: 05/02/2020 17:29 | Nhâm PT

Câu hỏi được nhiều người thắc mắc đó là Ngành Kỹ thuật địa chất là gì? học Kỹ thuật địa chất ở đâu uy tín nhất? Ngành địa chất là một ngành khoa học nghiên cứu có tính chất đa dạng vậy muốn theo đuổi ngành này các em học sinh cần chuẩn bị những kỹ năng như thế nào?.

Ngành Kỹ thuật địa chất là gì? Nên học Kỹ thuật địa chất ở đâu?

Ngành kỹ thuật địa chất là gì?

Trước khi xác định thi tuyển vào ngành kỹ thuật địa chất các em cần nắm được những nội dung cơ bản của ngành mà mình sẽ theo học. Theo đó, muốn thi tuyển vào kỹ sư địa chất thì các bạn nên tìm hiểu khái niệm ngành Kỹ thuật địa chất là gì.

Có thể hiểu khái quát ngành kỹ thuật địa chất là ngành tên tiếng Anh là Geological Engineering, là ngành khoa học trong đó, người ta nghiên cứu rất đa dạng các vấn đề về khai thác tài nguyên hợp lý ở Trái đất đến địa chất. Kỹ thuật địa chất sẽ phải nghiên cứu cách phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến quy luật vận động của vỏ Trái đất, nhằm tìm kiếm, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, an toàn nhất. Đồng thời, bạn theo học ngành kỹ thuật địa chất thì lượng kiến thức lớn, biết cách thiết kế, xử lý nền móng các công trình xây dụng, kỹ năng khảo sát các đối tượng trong lòng đất.

Kỹ sư địa chất là niềm mơ ước của rất nhiều người cho nên quá trình tuyển dụng kỹ sư địa chất cũng rất khắt khe.

Ngành kỹ thuật địa chất là ngành nhiều học sinh quan tâm

Ngành kỹ thuật địa chất là ngành nhiều học sinh quan tâm

Ngành này ứng dụng khoa học địa chất để xác định các yếu tố địa chất có gây ảnh hưởng đến việc thi công, thiết kế, thực hiện các công trình kỹ thuật đưa ra các đề xuất cho các công trình này hoạt động tốt. Các nhà địa chất nghiên cứu đưa ra các phân tích, thiết kế về địa chất và địa kỹ thuật nhằm xác định thành phần vật chất, tìm kiếm, thăm dò và khai thác đặc điểm địa hóa môi trường

Ngoài ra, các nhà địa chất cần nắm được phân tích dữ liệu, lấy mẫu, đo đạc, xử lý các phản ứng và các sự vật sự việc diễn ra dưới lòng đất, nắm được những kiến thức cơ bản về đất, quy luật vận động của mạch nước ngầm, mối quan hệ các trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ. Tất cả những yếu tố nêu trên giúp các nhà địa chất quyết định việc xử lý công việc trực tiếp sau này, thực hiện việc nghiên cứu ngành kỹ thuật địa chất dễ dàng hơn. Sinh viên được đào tạo các kỹ năng làm việc có thể kể đến như môi trường trong khai thác mỏ, quản lý môi trường, bảo vệ môi trường ngành công nghiệp dầu khí,…

Ngành Kỹ thuật địa chất học những gì?

Ngành Kỹ thuật địa chất gồm các chuyên ngành: Địa chất có các chuyên sâu Khoáng sản, Địa chất biển và Khoáng Thạch – Địa hóa, Tìm kiếm và thăm dò khoáng sản, Địa chất. Ngành Địa kỹ thuật, chuyên ngành Nguyên liệu khoáng, Ngành Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình, Địa chất Công trình.

Ngành Kỹ thuật địa chất gồm một số các môn học chuyên ngành như: Địa vật lý giếng khoan, Công nghệ mỏ, Cơ sở khoan và khai thác, Kỹ thuật an toàn lao động, Đánh giá tác động môi trường, Công nghệ khai thác dầu khí, Công nghệ khoan dầu khí, Kỹ thuật môi trường, Bảo vệ môi trường, Địa chất biển, Kinh tế và luật khoáng sản, Máy thủy lực và máy nén khí, Công nghệ khí, Địa chất môi trường, Giám sát và quản lý môi trường, Địa kỹ thuật, Địa chất khai thác dầu khí, Thạch học, Địa chất Việt Nam, Địa chất thủy văn,Địa kiến tạo,…

Ngành địa chất là một ngành cung cấp một khối lượng kiến thức liên quan đến địa chất cho các kỹ sư biết cách khai thác và sử dụng cho các mục đích một cách hiệu quả nhất, nắm bắt được quy luật vận động của vỏ Trái đất, cung cấp kiến thức để khảo sát và đánh giá chúng nằm sâu dưới mặt đất.

Sinh viên học ngành Kỹ thuật địa chất được nhà trường trang bị đầy đủ các phần mềm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và đánh giá tác động lên sự ổn định của nền móng công trình.

Ngoài ra, sinh viên học ngành Kỹ thuật địa chất sẽ có khả năng về thiết kế, xử lý nền và móng, khả năng tư vấn kỹ thuật môi trường địa chất, công trình dân dụng và công nghiệp, quản lý môi trường, bảo vệ môi trường, thuỷ điện, thuỷ lợi, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, môi trường trong khai thác mỏ, hồ và đới bờ biển, kỹ năng làm việc trong ngành công ngiệp dầu khí.

Ngành địa chất giúp sinh viên hiểu nhiểu hơn về các vấn đề về Trái đất, nghiên cứu rất đa dạng về cách tìm kiếm, thăm dò và khai thác, khảo sát, thiết kế hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu, xác định phát triển bền vững cơ sở hạ tầng, đặc điểm địa hóa môi trường, xử lý nền móng các công trình phòng chống ai biến do thiên nhiên, con người gây ra, xử lý nền móng xây dựng công nghiệp, dân dụng cũng như an ninh quốc phòng.

Ngoài ra, khi học ngành Kỹ thuật địa chất thì sinh viên còn có cơ hội được tiếp cận nhanh chóng với các giải pháp hợp lý trong phòng chống các tai biến địa chất, tiếp cận công tác nghiên cứu dự báo giải pháp hợp lý trong khả năng thích ứng chống – tránh, giảm nhẹ các tai biến địa chất, phục hồi lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi các tai biến địa chất. Sinh viên được chú trọng các kỹ năng về thiết kế điều tra hiện trạng và tiến hành các thí nghiệm, lấy mẫu đo đạc, xử lý, tổng hợp và quản lý dữ liệu ghi nhận cũng như phân tích về đất đai.

Năm thứ nhất, sinh viên sẽ được nhà trường cung cấp một khối lượng kiến thức nền tảng cốt yếu chung cần thiết đối với một kỹ sư hoạt động liên quan đến địa chất. Tiếp theo chương trình học sẽ cung cấp một khối lượng kiến thức để nắm bắt được quy luật vận động của vỏ Trái đất, khảo sát và đánh giá các đối tượng nằm sâu dưới mặt đất cho các kỹ sư để có thể khai thác cho các mục đích kinh tế.

Những năm cuối, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành Kỹ thuật địa chất về nước ngầm và nước dưới đất, các kiến thức cơ về học đất khi có công trình tác động bên trên, trong lòng đất. Kiến thức về quy luật vận động của nước ngầm, nền móng và các công trình ngầm sâu.

Chương trình cung cấp cho sinh viên lượng kiến thức về sử dụng các phần mềm chuyên môn để hỗ trợ tìm hiểu các qui luật vận động của Trái Đất, nghiên cứu và đánh giá tác động công trình ngành Địa chất. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có khả năng thiết kế, có khả năng tư vấn xử lý nền và móng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, thiết kế hệ thống khai thác, dân dụng và công nghiệp, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, đánh giá tiềm năng trữ lượng và bảo vệ tài nguyên môi trường an toàn, áp dụng và khai thác của khoa học Trái Đất để giúp con người khai thác – bền vững.

Ngành Địa chất môi trường cung cấp kiến thức và kỹ năng làm việc như quản lý và các chương trình kỹ thuật môi trường địa chất.

Khung chương trình đào tạo

1 Triết học Mác – Lênin

 

 

2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học

 

 

4 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

 

 

5 Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

 

6 Tiếng Anh B1

 

 

7 Giáo dục thể chất

 

8 Giáo dục quốc phòng-an ninh

 

 

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Học phần bắt buộc

  Tin học cơ sở

 

 

II.2

Các học phần tự chọn

10 Cơ sở văn hóa Việt Nam

 

 

11 Khoa học Trái đất và sự sống

 

 

12 Pháp luật đại cương
13 Phân tích dữ liệu
14 Internet kết nối vạn vật
15 Robotic
III Khối kiến thức theo khối ngành
III.1

Các học phần bắt buộc

16 Đại số tuyến tính

 

17 Giải tích 1

 

 

18 Giải tích 2
19 Xác suất thống kê

 

20 Cơ – Nhiệt

 

 

21 Điện – Quang

 

 

22 Hóa học đại cương

 

 

III.2

Các học phần tự chọn

23 Thực hành Vật lý đại cương

 

 

24 Thực tập Hóa học đại cương

 

 

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1

Các học phần bắt buộc

25 Tiếng Anh cho Kỹ thuật địa chất

 

 

26 Địa chất đại cương

 

 

27 Cơ sở viễn thám và GIS

 

 

28 Tai biến thiên nhiên

 

 

29 Thực tập địa chất đại cương

 

 

30 Địa mạo

 

 

31 Địa tin học ứng dụng

 

 

32 Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

 

IV.2

Các học phần tự chọn

33 Cơ sở lý luận phát triển bền vững

 

 

34 Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

 

 

35 Địa vật lý

 

 

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

36 Khoáng vật học

 

 

37 Thạch học

 

 

38 Địa hóa

 

 

39 Địa chất cấu trúc

 

 

40 Địa chất môi trường

 

 

41 Địa chất Việt Nam

 

 

42 Địa chất công trình và Địa chất thủy văn
43 Đánh giá tác động môi trường

 

 

44 Thực tập Kĩ thuật địa chất

 

 

V.3

Thực tập

  Thực tập thực tế

 

 

V.4

Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

  Khóa luận tốt nghiệp

 

 

V.5

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

V.5.1 Học phần bắt buộc
  Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu Kỹ thuật địa chất

 

 

V.5.2

Học phần tự chọn

45 Phương pháp lập bản đồ địa chất môi trường và tai biến địa chất

 

 

46 Phương pháp lập bản đồ Địa chất công trình – Địa kỹ thuật

 

 

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

Học Kỹ thuật địa chất ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành địa chất, tùy vào khả năng của từng sinh viên sẽ được sắp xếp làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa chất.

Trong thời điểm khai thác khoáng sản xây dựng công trình như hiện nay, có thể đánh giá ngành địa chất đang trở thành một ngành học rất quan trọng và cần thiết, cần nhân lực chất lượng cao để tiếp quản công việc, triển khai công nghệ trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng sản xuất.

Các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật địa chất có thể làm việc ở các môi trường như:

  • Trong lĩnh vực nghiên cứu tại các trường ĐH
  • Bạn có thể công tác trong các cơ quan quản lý của Nhà nước về địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình
  • Làm việc ở lĩnh vực khác nhau tại các tập đoàn kinh tế xã hội lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Xi măng xây dựng, thành lập các công ty liên quan đến công trình xây dựng
  • Sinh viên có thể làm việc trong các công ty nhiều Bộ, ngành khác nhau trong cả nước
  • Cơ hội nghề nghiệp trong các công ty trong nước hoặc nước ngoài
  • Nghiên cứu trong các lĩnh vực như Thiết kế vật liệu địa kỹ thuật, Thí nghiệm đất đá; xử lý nền móng, khoan khảo sát địa chất; xử lý địa chất động lực công trình; các công ty tư vấn xây dựng; điều tra tài nguyên nước dưới đất; Khai thác nước, Gia cố nền đất; các liên đoàn quy hoạch tài nguyên nước
  • Sau tốt nghiệp có thể làm việc về quản lý môi trường cải tạo môi trường địa chất, đánh giá tác động môi trường
  • Khai thác và bảo vệ tài nguyên dầu khí, công ty khoáng sản, Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, các viện nghiên cứu công nghệ, tài nguyên môi trường, các trung tâm chuyển giao công nghệ, khoáng sản rắn
  • Các sinh viên ngành Địa chất khoáng sản có thể làm việc về nghiên cứu các vấn đề khai thác thăm dò khoáng sản, tư vấn về địa chất liên quan đến tài nguyên Trái Đất điều hành mỏ trong các mỏ khai thác, thăm dò và đánh giá trữ lượng khoáng sản, quản lý tài nguyên và môi trường
  • Một kỹ sư địa chất công việc cụ thể của họ là tham gia trực tiếp vào chuyến công tác nghiên cứu những giàn khoan lớn, vẽ lại những bản đồ địa chất nơi đó, có trách nhiệm thu thập thông tin nhìn thấy qua tư liệu, sách báo.

Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp