Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?

Cập nhật: 20/12/2019 13:38 | Nhâm PT

Những năm gần đây, ngành kiến trúc thu hút được nhiều thí sinh đăng ký theo học không chỉ bởi tính chất ngành nghề thú vị mà còn bởi vì thị trường hiện nay đang khát nguồn nhân lực lớn hàng năm. Vậy học ngành kiến trúc ra trường làm gì? .

Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?

Ngành Kiến trúc có chiều hướng tăng lên rõ rệt, lượng thí sinh đăng ký theo học các khối ngành kỹ thuật, xã hội, kinh tế có chiều hướng suy giảm. Giai đoạn từ 2020 đến 2025 theo dự báo của các chuyên gia thì ngành Kiến trúc được dự báo là một ngành hot từ những giai đoạn đào tạo đến giai đoạn sinh viên tìm việc và hơn nữa còn được dự báo là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động tại Việt Nam. Vì thế ngay sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành kiến trúc sẽ ít phải lo lắng nhiều về vấn đề việc làm. Ngành kiến trúc có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, từ mức lương cũng như đãi ngộ công việc. Cũng bởi vậy, ngành Kiến trúc là một trong những ngành sinh viên hướng đến học hàng đầu hiện nay.

Ngành kiến trúc là gì?

Kiến trúc được hiểu cơ bản là một ngành có đặc thù nằm ở giữa hai lĩnh vực là nghệ thuật và kỹ thuật. Sinh viên biết vận dụng sự hài hòa của 4 yếu tố nghệ thuật, kỹ thuật, công năng và kinh tế. Kiến trúc sư giỏi là người biết dung hòa hai lĩnh vực là nghệ thuật và kỹ thuật với nhau dựa trên những cơ sở kỹ thuật chính xác để sáng tạo ra những công trình nghệ thuật độc đáo.

Ngành Kiến trúc có chiều hướng tăng lên rõ rệt những năm gần đây

Ngành Kiến trúc có chiều hướng tăng lên rõ rệt những năm gần đây

Sinh viên học ngành Kiến trúc đòi hỏi phải có đam mê sáng tạo, sự tinh tế, có cảm hứng sáng tác, có am hiểu sâu sắc về văn hóa nghệ thuật kiến trúc, nhạy bén trong cảm thụ cuộc sống như một nhà toán học mang tâm hồn lãng mạn của một nghệ sỹ. Kiến trúc sư sẽ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, làm việc vui chơi thành hình ảnh và bản vẽ thiết kế chi tiết hài hòa nhất, nắm bắt được các xu hướng thiết kế hiện đại.

Ngành kiến trúc thi môn gì?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, quy chế tuyển sinh vào các trường Đại học sẽ được tiến hành xét tuyển theo quy định của Bộ đưa ra. Mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn, có những trường đại học đối với ngành Kiến trúc chỉ dành 1-2 tổ hợp môn xét tuyển. Nhưng cũng có một số trường khác ngành Kiến trúc xét tuyển đến 4 tổ hợp môn nhằm tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Hình thức tuyển sinh và phương thức tuyển sinh sẽ dựa vào kết quả thi của các môn Toán, Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và kết hợp với thi bổ sung năng khiếu.  Một số trường Đại học sử dụng tổ hợp môn: Toán, Lý và môn năng khiếu vẽ.

Thông tin về các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kiến trúc tại một số trường đại học đào tạo ngành này hiện nay như: 4 tổ hợp môn: A00 (Toán; Văn ;Vẽ), D01 (Toán; Văn; Anh), H01 (Toán; Văn; Vẽ), V00 (Toán; Lý; Vẽ).

Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM tuyển sinh dựa vào kết quả thi các môn Toán, Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia kết hợp với thi bổ sung năng khiếu

Trường Đại học Bách khoa TP.HCM sử dụng 2 tổ hợp môn để tuyển sinh ngành Kiến trúc là (Toán, Lý, Vẽ), (Toán, Văn, Vẽ).

Ngành kiến trúc lấy bao nhiêu điểm

Dưới đây là điểm chuẩn ngành Kiến trúc năm 2019 cho các thí sinh tham khảo:

  • Đại học Công nghệ TPHCM: 16 điểm
  • Đại học Kinh doanh và công nghệ : 13 điểm
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội: 20 điểm
  • Đại học Đại Nam: 18 điểm
  • Đại học Xây dựng: 19 điểm
  • Đại học Kiến trúc TPHCM: 19.20 điểm
  • Đại học Bách Khoa: 18 điểm
  • Trường Đại học Kiến trúc TPHCM với mức điểm trúng tuyển là 21 điểm.
  • Trường Đại học Bách khoa ĐHQG-TP.HCM tuyển sinh ngành Kiến trúc với mức điểm 18 điểm.
  • Trường Đại học Công Nghệ TPHCM (HUTECH) mức điểm trúng tuyển là 16 điểm cho cả 4 tổ hợp môn

Học ngành ngành kiến trúc ra trường làm gì?

Học xong ra trường làm gì là nỗi băn khoăn của nhiều thí sinh trước mỗi đợt tuyển sinh. Học kiến trúc ra trường có nhiều cơ hội việc làm nếu bạn là một kiến trúc sư giỏi. Theo đặc thù về ngành nghề và tính chất công việc thì kỹ sư ngành Kiến trúc có thể đảm nhận được nhiều vị trí công việc như sau:

  • Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc
  • Kiến trúc quy hoạch xây dựng quy hoạch đô thị và nông thôn
  • Làm việc tại các công ty tư vấn kiến trúc, văn phòng công ty kiến trúc
  • Làm tại các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng
  • Kiến trúc sư thiết kế, công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp
  • Quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị
  • Hoạch định dự án, tham gia đấu thầu xây dựng
  • Quy hoạch, thiết kế cảnh quan trong và ngoài nước
  • Đưa ra ý tưởng và giải pháp thiết kế bố cục, hình khối, chất liệu mặt bằng, giải pháp thi công cho các không gian sống, làm việc có giá trị sử dụng không gian giá trị thẩm mỹ và độ bền kiến trúc tối ưu.
  • Tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư làm việc tự do và freelancer
  • Triển khai thiết kế kiến trúc công trình thiết kế, thi công các công trình kiến trúc.
  • Chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp về kiến trúc tại các công ty kiến trúc
  • Tham gia quản lý dự án công trình, thành lập công ty thiết kế kiến trúc tham gia thiết kế kiến trúc
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên bạn có thể tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành Kiến trúc, đồ họa kiến trúc hoặc giáo viên dạy mỹ thuật kiến trúc tại trung tâm và các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp uy tín
  • Tham gia nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc tại các cơ sở đào tạo
  • Giám sát, kiểm tra chất lượng dự án thi công tại công trường
  • Việc làm quy hoạch xây dựng bao gồm quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan hướng đến đối tượng lớn là thành phố, khu đô thị. Cơ hội việc làm của quy hoạch xây dựng cũng khá nhiều và hấp dẫn.

Công việc của người làm thiết kế kiến trúc thì cơ bản bạn sẽ phải học tư duy thiết kế, sơ đồ điện nước, học phác thảo bản vẽ bằng tay, các công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp, cấu tạo các thành phần nền móng, tường, sàn nhà, cầu thang thiết kế các nguyên lý thiết kế kiến trúc học các phần mềm thiết kế như 3Ds Max, Photoshop, Autocad, Revit và bạn phải thực hành làm dự án thực tế. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và môi trường làm việc cũng đa dạng hơn đem lại cho người học thiết kế kiến trúc không chỉ là trở thành kiến trúc sư giỏi mà còn có cơ hội làm việc ở nhiều nước Mỹ, Âu, Nhật. Các nước này đều triển khai thuê các kiến trúc sư thường thù lao cao cấp 3 lần ở Việt Nam, nếu bạn làm cùng một công việc thiết kế kiến trúc cho họ thì mức lương của bạn sẽ cao gấp 1,5-3 lần.

Ngành kiến trúc ra trường với nhiều cơ hội việc làm

Ngành kiến trúc ra trường với nhiều cơ hội việc làm

Theo nhận định thì nhân lực ngành kiến trúc đang thiếu hụt lớn vì các nhà kiến trúc sư trong nước đào tạo chưa nhiều, người lao động có tay nghề cao cũng khan hiếm nên không chỉ ở thành phố mà tại nông thôn thì nhân lực ngành kiến trúc cũng thiếu rất nhiều. Dự báo học kiến trúc sư sẽ nằm trong top 8 ngành thu hút nhân lực cao nhất cho tới năm 2030 nên chắc chắn những kiến trúc sư tương lai sẽ có mức lương và công việc ổn định, chưa kể thu nhập từ dự án ngoài

Học kiến trúc không phải theo xu hướng là được, bạn cần phải có niềm đam mê với kiến trúc, có yêu thích thiết kế và cũng cần thêm một chút khả năng về hội họa, có tính quyết đoán, chịu được áp lực, tính kiên trì, những kỹ năng cần có như khả năng thích ứng, ham học hỏi… cũng rất quan trọng. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin bạn có thể tham khảo thêm trong các bài viết sau của ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn.

Các trường đào tạo ngành kiến trúc chất lượng

Ở nước ta hiện nay cũng có khá nhiều trường đào tạo và tuyển sinh ngành Kiến trúc, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường dưới đây như sau:

- Khu vực miền Bắc:

✓ Đại học Mở Hà Nội

✓ Đại học Phương Đông

✓ Đại học Kiến trúc Hà Nội

✓ Đại học Hòa Bình

✓ Đại học Nguyễn Trãi

✓ Đại học Hải Phòng

✓ Đại học Kinh Bắc

✓ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

✓ Đại học Xây dựng

- Khu vực miền Trung:

✓ Đại học Yersin Đà Lạt

✓ Đại học Khoa học - Đại học Huế

✓ Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

✓ Đại học Xây dựng Miền Trung

✓ Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

- Khu vực miền Nam:

✓ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

✓ Đại học Tôn Đức Thắng

✓ Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM

✓ Đại học Nguyễn Tất Thành

✓ Đại học Quốc tế Hồng Bàng

✓ Đại học Văn Lang

✓ Đại học Bình Dương

✓ Đại học Kiến trúc TP.HCM

✓ Đại học Thủ Dầu Một

✓ Đại học Xây dựng Miền Tây

✓ Đại học Công nghệ TP.HCM

✓ Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

✓ Đại học Nam Cần Thơ