Lỗi thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi tốt nghiệp THPT
Có rất nhiều các giáo viên giỏi THPT chia sẻ rằng khi cầm đề trên tay thí sinh cần hết sức bình tĩnh, chú ý đọc từng câu và cẩn thận làm bài theo thứ tự từ dễ đến khó. Không nên tập trung quá nhiều thời gian vào các câu hỏi khó mà nên phân bổ thời gian một cách hợp lý bằng cách hoàn thành câu cơ bản sau đó mới cân đối thời gian làm câu hỏi khó.
Nhiều trường hợp thí sinh hay mắc lỗi như nháp đúng, điền kết quả sai hoặc bỏ sót 1 – 2 câu. Cho nên cách tốt nhất để khắc phục lỗi này là trước khi nộp bài 5 phút thì nên rà soát lại một lần nữa. Kiểm tra kỹ cả số báo danh, mã đề vì có nhiều thí sinh quá áp lực tâm lý nên tô nhầm.
Một giáo viên khác cho rằng khi kiến thức đã nắm vững thì cần giữ vững tâm lý để cân đối thời gian tính toán, hoàn thiện bài thi vì những bài trắc nghiệm chỉ có 50 phút với 40 câu hỏi. Do đó nếu không nắm chắc kiến thức thì sẽ rất khó để có đáp án đúng với bài thi điểm cao.
Riêng với môn Ngữ văn thì trong giai đoạn nước rút này thí sinh nên hệ thống lại các kiến thức đã học. Vì khi làm bài môn này ngoài việc phải đúng ý thì khả năng diễn đạt của thí sinh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục người chấm. Tuy nhiên để được như vậy thì khi làm bài thí sinh nên chú ý trau chuốt câu từ, không nên đưa giọng văn nói vào bài viết. Ở các đoạn văn thì nên cụ thể hóa từng bước để diễn đạt được tốt hơn, tránh bị mất điểm. Trên thực tế thì những năm gần đây các đề văn nghị luận xã hội được đưa ra khá gần với các vấn đề thời sự xã hội, đời sống nên các em cũng cần dành ra thời gian để cập nhật những vấn đề thời sự xung quanh cuộc sống hàng ngày.
Đây là quãng thời gian mà học sinh nên ôn tập lại toàn bộ chương trình và luyện đề thi. Để việc luyện đề đạt hiệu quả cao thì thí sinh nên đặt thời gian giống như làm bài thi đồng thời đưa ra mục tiêu đạt bao nhiêu điểm.
Chú ý tuyệt đối không nên mang điện thoại vào phòng thi
Thí sinh tuyệt đối không mang điện thoại, thiết bị điện tử vào phòng thi đó là quy định của Bộ GD&ĐT nên cần chú ý để tránh thường hợp bị đình chỉ thi.
Thời điểm này thì các thí sinh cần chú ý giữ sức khỏe, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngày thi có thể nhờ bố mẹ đưa đến điểm thi và xử lý nhanh chóng được các tình huống có thể phát sinh.
Ngày 2/7, tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tổ chức thi tốt nghiệp THPT, ông Bùi Quang Thái, Phó trưởng Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng - Sở GD&ĐT Hà Nội, lưu ý, cán bộ coi thi phổ biến để thí sinh ghi nhớ danh mục thiết bị, vật dụng được và không được phép mang vào phòng thi. Các điểm thi chuẩn bị hộp để cán bộ coi thi để toàn bộ điện thoại, thiết bị điện tử ở ngoài.Các thiết bị điện tử công nghệ cao hiện nay phổ biến là loại không dây, có thể tích hợp vào nhiều vật dụng, khó phát hiện. Vì vậy, khi gọi thí sinh vào phòng thi, cán bộ coi thi cần quan sát vật dụng mà các em mang theo, đề phòng cả việc thí sinh lợi dụng đeo khẩu trang để gắn thiết bị gian lận.
Chiều 2/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác thi tại các điểm thi của Hà Nội. Ông Độ lưu ý địa phương rà soát kỹ thí sinh liên quan COVID-19, tuyệt đối không để lọt thí sinh “có F” vào kỳ thi.
Hy vọng những chia sẻ của Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên đã giúp bạn đọc trả lời cho thắc mắc “Lỗi thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi tốt nghiệp THPT”. Các bạn hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.