Quản trị kinh doanh có vai trò quản trị quá trình kinh doanh của một ngành hoặc lĩnh vực nào đó nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp, tổ chức, công ty đã đề ra.
Những người làm công việc của ngành Quản trị kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của thị trường khách hàng, tối giản quy trình và chi phí để thu về lượng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp.
Khi sinh viên theo học Ngành Quản trị kinh doanh sẽ được đào tạo đầy đủ các kiến thức từ cơ bản, các môn học đại cương và các kiến thức chuyên môn ngành Kinh tế như: Kế toán, tài chính, nhân sự, kinh tế vi mô; các môn học chuyên ngành như: quản trị học, quản trị rủi ro, chiến lược Marketing, ngoại ngữ…
1. Học Quản trị kinh doanh ra làm gì?
Suốt quá trình học, các bạn sẽ tìm và lựa chọn được ngành nghề mà bản thân muốn theo đuổi trong tương lai. Đặc biệt ngành nghề này có nhiều cơ hội việc làm cho bạn, một số công việc cụ thể như:
- Chuyên viên quản trị chất lượng: công việc này sẽ đề ra bảng kế hoạch kinh doanh và các chiến lược quản lý chất lượng nhằm thực hiện những công việc kiểm soát các quá trình kinh doanh. Đồng thời có thể thực hiện các công việc như đề ra những mức chi phí một cách tối giản nhất để tối ưu hóa hệ thống.
- Làm chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế, ngoại thương: các công việc cho nghề này như đào tạo nền tảng về quản lý kinh doanh để tìm ra phương pháp tối ưu hóa thu về nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
- Trở thành chuyên viên kinh doanh quốc tế, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng, phòng chiến lược marketing…
- Cơ hội thăng tiến trong ngành lên các cấp như trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, nhân viên khảo sát thị trường..
- Thực hiện các công việc của nhân viên quản trị nhân lực.
- Tự mở và kinh doanh các hoạt động, lĩnh vực, tự điều hành công ty.
- Làm giảng viên giảng dạy nếu bạn là người có khả năng thuyết trình hoặc truyền đạt thông tin.
- Ngoài ra cử nhân ngành Quản trị kinh doanh còn có thể làm những công việc như nhân viên kinh doanh, nhân viên kế hoạch, nhân viên kế hoạch, quản lý sản xuất, nhân viên bán hàng hoặc nhân viên xuất nhập khẩu…
Tuy nhiên bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng để được bổ trợ trong quá trình tìm công việc phù hợp cho bản thân. Vì hiện nay mức độ cạnh tranh việc làm khá phức tạp nên để lựa chọn được công việc đúng chuyên ngành là không hề dễ dàng.
Đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thì cần thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức với những vị trí kinh doanh cơ bản ban đầu để tạo nền tảng và từ đó phát triển theo đúng chuyên ngành.
Sinh viên học Quản trị kinh doanh ra trường làm việc ở đâu?
Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể làm việc tại nhưng nơi như công ty, tổ chức, tập đoàn hoặc các doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng có thể mở công ty riêng nếu có đủ năng lực chuyên môn cũng như điều kiện kinh tế. Hoặc bạn giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có liên quan đến lĩnh vực QTKD.
>>> Xem thêm: Cao Đẳng Điều Dưỡng Sài Gòn tuyển sinh để có thêm nhiều thông tin về ngành đang thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh
2. Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh
Theo thống kê thì trong những năm gần đây mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh dao động trong khoảng từ 4 – 21 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí làm việc và đặc thù của từng công việc.
Thông thường với các cử nhân ngành ngày thì khi chưa có kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng.
Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và làm việc tại các doanh nghiệp lớn thì có thể nhận được mức lương cao hơn rất nhiều.
Tuỳ vào vị trí công việc và kinh nghiệm của bạn khi tham gia làm việc:
– Trong trường hợp làm công việc của nhân viên kinh doanh: Mức lương dao động trong khoảng từ 5 - 10 triệu/ tháng.
– Trong trường hợp làm công việc của nhân viên Marketing: Mức lương dao động trong khoảng từ 5 - 8 triệu/ tháng.
– Trong trường hợp làm công việc vị trí từ trưởng phòng trở lên: Mức lương dao động trong khoảng từ 10 - 15 triệu/ tháng.
– Trong trường hợp làm ở vị trí Giám đốc Marketing hoặc Giám đốc Kinh doanh: Mức lương dao động trong khoảng từ 20 - 25 triệu/ tháng.
Khi làm việc bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao tuỳ theo mục tiêu của bạn. Do vậy, điều quan trọng nhất là giá trị mang lại của bạn cho doanh nghiệp là gì.
Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc thật ký mức lương một cách kỹ càng trước khi đi xin việc ở một công ty tư nhân nào đó. Việc bạn tìm hiểu trước mức lương của các công ty tư nhân khác sẽ tạo cơ hội tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân. Bên cạnh đó khi đã nắm bắt được mức lương trung bình của ngành nghề rồi sẽ giúp bạn phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn nữa. Ngoài ra việc tìm hiểu đó sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về thị trường lao động đang có nhu cầu lớn về nghề gì trong ngành Quản trị kinh doanh nhằm đưa ra các phương án cụ thể và chính xác nhất.
Khi bạn đã nắm rõ mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh khi đi phỏng vấn các nhà tuyển dụng sẽ gặp khó khăn trong việc o ép bạn phải nhận mức lương thấp hơn so với trung bình. Điều này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn giá trị công việc của ngành nghề đó như thế nào. Bên cạnh đó bạn nên tìm hiểu thêm một số thông tin về Quản trị kinh doanh mà bạn cần biết.
Cách tính mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh
Bất cứ ngành nghề nào cũng có cách tính mức lương trung bình như ở dưới đây và ngành Quản trị kinh doanh cũng không ngoại lệ:
Lương = (Mức lương tháng/số ngày phải đi làm quy định) x (Số ngày đi làm thực tế) + Thưởng (nếu có)
Trong đó: Số ngày đi làm thực tế = Số ngày trong tháng – số ngày nghỉ.
3. Các kỹ năng để có thể thành công trong ngành Quản trị kinh doanh
Cơ hội việc làm của cử nhân ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường khá đa dạng và có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như: Quản lý sản xuất, quản trị Marketing, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính... Nếu bạn muốn có mức lương ổn định trong ngành thì ngoài các kiến thức chuyên môn đã được học tại trường thì bạn cũng nên trang bị cho bản thân các kỹ năng cơ bản như:
Kỹ năng xử lý thông tin và năng lực tư duy
Xử lý thông tin nhanh nhẹn, tư duy logic sẽ giúp bạn biến ước mơ trở thành hiện thực là một nhà quản lý kinh doanh tài ba và gắn bó lâu hơn với ngành nghề này. Thật vậy khi bạn đứng trước quá nhiều các thông tin cùng những dữ liệu cần giải quyết nếu thiếu đi khả năng tư duy và logic thì chắc hẳn sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.
Kỹ năng làm việc, quản lý nhóm
Làm việc nhóm là một trong những yếu tố quan trọng mà hầu hết ngành nghề nào cũng cần có, đặc biệt là ngành Quản trị kinh doanh. Nhiều người cho rằng đây là yếu tố không quá quan trọng, đó là một quan niệm sai lầm vì nó thực sự có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định đến sự "thành - bại" của một dự án, kế hoạch.
Kỹ năng quản lý, lãnh đạo
Kỹ năng quản lý là đặc biệt quan trọng đối với người làm trong ngành Quản trị kinh doanh, nói đúng hơn là bắt buộc cần phải có. Vì đây là kỹ năng tổng hợp của các loại kỹ năng như tổ chức công việc cá nhân, tổ chức và điều hành doanh nghiệp hoặc các kỹ năng về hoạch định.
Kỹ năng quản lý có thể giúp bạn trở thành người quản lý khoa học cả về công việc lẫn thời gian. Để thành công trong lĩnh vực này, bản thân bạn còn phải là người biết cách tự tổ chức, sắp xếp thời gian của chính mình cũng như phân định rạch ròi giữa công và tư trong công việc thì cấp dưới mới nể phục và làm theo.
4. Có nên học quản trị kinh doanh không?
Hiện tại ngành Quản trị kinh doanh được đánh giá là ngành thu hút được nhiều thí sinh theo học và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong những năm tới. Tuy nhiên ngành Quản trị kinh doanh với nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau như vậy mà thí sinh không xác định được nên học cái gì, chưa tìm được lối ra riêng cho bản thân thì rất khó để thành công trong ngành nghề này.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này thì trong những năm tới dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai của ngành quản trị kinh doanh rất rộng mở.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau ở các doanh nghiệp.
Nắm bắt được xu thế đó, nhiều trường học, tổ chức cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bạn trẻ được trải nghiệm học tập và tìm hiểu về ngành Quản trị kinh doanh.
Hi vọng với những thông tin ở trên mong rằng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Học Ngành Quản trị kinh doanh ra làm gì? Mức lương trung bình bao nhiêu?” Từ đó bạn hãy lựa chọn ngành học phù hợp hơn để có công việc trong tương lai ổn định. Ngoài ra Ban tư vấn tuyển sinh Cao Đẳng y Dược TPHCM sẽ tiếp tục cập nhật các tin tức mới về hướng nghiệp, bạn đọc hãy thường xuyên ghé đọc để có nhiều thông tin hữu ích nhé!
Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã chọn!