Ngành Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực là gì?
Ngành Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực là ngành học chủ yếu tập trung vào mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến thực phẩm, xây dựng khẩu phần và chế độ ăn uống với sức khỏe con người.
Trong suốt quá trình học sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về dinh dưỡng, thực phẩm và ẩm thực nhằm đámnh giá, thiết kế và phát triển tốt hơn nữa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đồng thời cần đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sức khỏe cho người tiêu dùng.
Những người sau khi học ngành này có thể xây dựng quy trình chăm sóc dinhh dưỡng dựa trên việc theo dõi, đánh giá tình trạng hoặc tư vấn dinh dưỡng cho những nhóm đối tượng có nhu cầu. Đồng thời có thể tổ chức và giám sát hoạt động dinh dưỡng tại các cơ sở như bệnh viện, nhà hàng, các bếp ăn tập thể, những có sở dịch vụ ẩm thực khác.
Mục tiêu đào tạo của ngành Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực
Đào tạo sinh viên theo hướng ứng dụng và thực hành, theo đúng với nhu cầu và định hướng của doanh nghiệp sử dụng lao động hoạt động trong các lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm và ẩm thực.
Sinh viên theo học cần nắm vững các kiến thức chuyên môn cũng như các nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, khả năng làm việc độc lập và có thể tự giải quyết các vấn đề thuộc ngành Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực.
Đào tạo những kỹ năng mềm để sinh viên có khả năng tổ chức và làm việc hiệu quả. Giao tiếp tốt, có kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình trước đám đông, có trình độ ngoại ngữ, tin học để tìm kiếm, tiếp thu tốt thông tin bên ngoài.
Trang bị khả năng tư tuy, thúc đẩy kỹ năng cá nhân, đặc biệt hướng đến đạo đức nghề nghiệp để làm việc trong môi trường liên ngành, đa văn hóa, có khả năng học tập liên tục để phát triển nghề nghiệp thuộc lĩnh vực dinh dưỡng an toàn thực phẩm, và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
>> Hãy cùng tìm hiểu Danh sách các Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho bản thân
Chương trình học của ngành Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực
STT |
Tên môn học |
|||
Học kỳ 1 |
||||
Học phần bắt buộc |
||||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin |
|||
2 |
Pháp luật đại cương |
|||
3 |
Văn hóa ẩm thực |
|||
4 |
Giáo dục Quốc phòng và an ninh 1 |
|||
5 |
Toán cao cấp 1 |
|||
6 |
Giáo dục thể chất 1 |
|||
Học kỳ 2 |
||||
Học phần bắt buộc |
||||
1 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
|||
2 |
Tiếng Anh 1 |
|||
3 |
Kỹ năng làm việc nhóm |
|||
4 |
Toán cao cấp 2 |
|||
5 |
Giáo dục thể chất 2 |
|||
6 |
Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 |
|||
7 |
Nhập môn Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm |
|||
Học phần tự chọn |
||||
1 |
Sinh học đại cương |
|||
2 |
Hóa đại cương |
|||
3 |
Vật lý kỹ thuật |
|||
4 |
Giao tiếp kinh doanh |
|||
5 |
Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
|||
6 |
Quản trị doanh nghiệp |
|||
7 |
Môi trường và con người |
|||
8 |
Quản trị học |
|||
9 |
Kế toán cơ bản |
|||
Học kỳ 3 |
||||
Học phần bắt buộc |
||||
1 |
Giải phẫu và sinh lý 2 |
|||
2 |
Vi sinh vật học |
|||
3 |
Tiếng Anh 2 |
|||
4 |
Toán cao cấp 3 |
|||
5 |
Hóa phân tích |
|||
6 |
Hóa sinh học |
|||
Học phần tự chọn |
||||
1 |
Toán ứng dụng |
|||
2 |
Hội họa |
|||
3 |
Xã hội học |
|||
4 |
Âm nhạc – Nhạc lý và Guitar căn bản |
|||
5 |
Hàm phức và phép biến đổi Laplace |
|||
6 |
Tiếng Việt thực hành |
|||
7 |
Phương pháp tính |
|||
8 |
Tâm lý học đại cương |
|||
9 |
Vật lý đại cương |
|||
10 |
Logic học |
|||
11 |
Điện hóa học |
|||
12 |
Hóa keo |
|||
13 |
Di truyền cơ sở |
|||
14 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
|||
Học kỳ 4 |
||||
Học phần bắt buộc |
||||
1 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
|||
2 |
Khoa học hành vi và sức khỏe |
|||
3 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
|||
4 |
Hóa học thực phẩm |
|||
5 |
Vi sinh thực phẩm |
|||
6 |
Miễn dịch học ứng dụng |
|||
7 |
Hóa sinh trao đổi chất |
|||
Học phần tự chọn |
||||
1 |
Quản trị thực phẩm |
|||
2 |
Marketing thực phẩm |
|||
3 |
Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm |
|||
4 |
Độc tố học thực phẩm |
|||
5 |
Vệ sinh và an toàn thực phẩm |
|||
6 |
An toàn lao động |
|||
Học kỳ 5 |
||||
Học phần bắt buộc |
||||
1 |
Các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm |
|||
2 |
Phân tích thực phẩm |
|||
3 |
Dinh dưỡng cộng đồng |
|||
4 |
Dinh dưỡng người |
|||
5 |
Xử lý số liệu thực nghiệm |
|||
6 |
Hóa học các hợp chất thiên nhiên |
|||
Học phần tự chọn |
||||
1 |
Vật lý thực phẩm |
|||
2 |
Thực phẩm chức năng |
|||
3 |
Đánh giá chất lượng cảm quan thực phẩm |
|||
4 |
Nguyên liệu thực phẩm |
|||
5 |
Thực phẩm biến đổi gen |
|||
6 |
Sinh học tế bào |
|||
Học kỳ 6 |
||||
Học phần bắt buộc |
||||
1 |
Thiết kế và phát triển sản phẩm |
|||
2 |
Dinh dưỡng lâm sàng |
|||
3 |
Chế biến thực dưỡng |
|||
4 |
Xây dựng thực đơn và khẩu phần |
|||
Học phần tự chọn |
||||
1 |
Công nghệ sinh học thực phẩm |
|||
2 |
Phụ gia thực phẩm |
|||
3 |
Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm |
|||
4 |
Công nghệ xử lý phế phụ liệu thực phẩm |
|||
5 |
Đánh giá hạn sử dụng thực phẩm |
|||
6 |
Quản lý dịch vụ ẩm thực |
|||
Học kỳ 7 |
||||
Học phần bắt buộc |
||||
1 |
Thực tập doanh nghiệp |
|||
2 |
Tư vấn và truyền thông dinh dưỡng |
|||
Học phần tự chọn |
||||
1 |
Công nghệ chế biến đường và bánh kẹo |
|||
2 |
Công nghệ chế biến súc sản và thuỷ sản |
|||
3 |
Công nghệ chế biến nông sản |
|||
4 |
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
|||
5 |
Hệ thống quản lý chất lượng nông nghiệp |
|||
6 |
Quản lý dự án |
>> Tìm hiểu thêm: Học Dược sĩ thi khối nào? để có sự chuẩn bị ôn tập kiến thức theo đuổi ngành Dược trong tương lai
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực có thể làm việc tại các vị trí như:
- Trở thành chuyên viên dinh dưỡng ẩm thực tại các cơ sở, công ty sản xuất, chế biến thực phẩm dinh dưỡng, bếp ăn, nhà hàng, nhà trẻ hoặc các trường học hay những nơi kinh doanh dịch vụ ẩm thực.
- Công tác tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng có khoa y tế, chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác có liên quan đến dinh dưỡng và ẩm thực.
- Làm việc, hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng, y học dự phòng, ẩm thực và thực phẩm tại những tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
- Trở thành cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo hoặc tham gia vào nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu, viện có đào tạo chuyên ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực;
- Học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tố chất để theo học ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực
Để có thể học tốt hoặc phát triển hơn trong tương lai khi chọn ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực thì bạn cần có các tố chất như sau:
- Đầu tiên cần có niềm đam mê với nghề, với khoa học và công nghệ, đặc biệt là thích nghiên cứu trong lĩnh vự khoa học dinh dưỡng.
- Sở hữu kiến thức các bộ môn như Sinh học, Hóa học, Vật lý. Những kiến thức này sẽ là nền tảng để giúp sinh viên tiếp thu và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào công việc.
- Có đầu óc tư duy, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt tốt sở thích và nhu cầu của đối tượng cần phục vụ. Đây chính là yếu tố quan trọng để bạn gắn bó lâu dài với ngành nghề đang theo học.
- Bên cạnh đó người làm việc trong ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực cũng cần có khả năng ngoại ngữ, tin học và nhiều kỹ năng mềm như gioa tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý tốt quỹ thời gian...
Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã chia sẻ ở trên, như vậy chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hi vọng từ những thông tin đó các thí sinh sẽ có định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.