1. Tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành thực phẩm Việt Nam trong nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có nhiều tiềm năng phát triển. Đây là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và có tổng doanh thu lớn thứ hai trong số các ngành kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay cùng với số lượng người dân tăng lên, tỷ lệ dân số trẻ và xã hội phát triển thì nhu cầu của người dân càng được nâng cao và luôn muốn có một lối sống xanh và lành mạnh bằng việc sử dụng các thực phẩm sạch có nguồn gốc hữu cơ. Chính vì vậy mà trong tương lai dự báo sẽ là thời điể phát triển của ngành Công nghệ thực phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm học gì và được đào tạo ra sao?
Ngành học này đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao.
>> Tham khảo: Thông tin tuyển sinh ngành Điều dưỡng năm 2020 để nắm rõ hơn các điều kiện để trở thành Điều dưỡng viên trong tương lai.
Theo học Công nghệ thực phẩm, các sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các lĩnh vực như hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến, các khâu đánh giá chất lượng... để phục vụ cho mục đích tối ưu hóa dinh dưỡng trong phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Bên cạnh chương trình học các môn thì sinh viên sẽ được thực hành chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản lương thực thực phẩm hoặc công nghệ chế biến sữa và các chất béo thực phẩm khác....
Thông thường các môn học trong chuyên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ chủ yếu tập trung vào 3 môn chính: công nghệ chế biến thực phẩm, an toàn chất lượng thực phẩm và quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm.
Các tiết học lý thuyết sẽ xen kẽ với thực hành trong phòng thí nghiệm để sinh viên có thể tự tích lũy kinh nghiệm, chuyên môn, các kiến thức chuyên sâu. Các chuyến đi thực tế tại nhà máy, khu công nghiệp, các sự án nghiên cứu, trong kỳ thực tập từ 3 - 6 tháng...
2. Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm
Học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? Đây là thắc mắc của nhiều bạn đang đứng trước ngưỡng cửa chọn trường chọn ngành. Dưới đây Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Dược sẽ chia sẻ đến bạn đọc những việc làm ngành Công nghệ thực phẩm:
- Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm như chế biến thịt sữa, đồ hộp, chè, cà phê…
- Thực hiện công tác bảo quản và làm các việc giúp nâng cao chất lượng thực phẩm liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu.
- Đảm nhiệm vị trí kỹ thuật với trình độ chuyên môn cao ở những đơn vị mà liên quan đến lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm.
- Làm chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng tại các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, trung tâm y tế dự phòng.
- Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc làm việc tạo các phòng thí nghiệm.
- Trở thành nhà kinh doanh nguyên liệu, thực phẩm để phục vụ cho việc sản xuất thực phẩm.
- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài
- Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Trên đây là những chia sẻ của Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng quan về ngành Công nghệ thực phẩm, hi vọng đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả. Từ đó sẽ lựa chọn được ngành học phù hợp hơn với bản thân. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục để có nhiều thông tin hữu ích về các ngành nghề khác.
Chúc các bạn lựa chọn được nghề nghiệp để theo đuổi đam mê nhé!