Viễn thông là gì? Ngành viễn thông là gì?
Viễn thông là gì? Thuật ngữ “viễn thông” được ra đời rất sớm từ năm 1904, được ghép từ từ communication (liên lạc) với télé (từ xa), được gọi là télécommunication. Viễn thông giúp con người truyền thông tin đi một cách nhanh chóng, chính xác, và bảo mật tốt. Viễn thông chính là tiền đề vô cùng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của truyền thông sau này.
Con người sử dụng các tín hiệu khác nhau để truyền thông tin như cờ, đèn, khói, các âm thanh như tiếng tù, tiếng còi hoặc tiếng trống. thời hiện đại, viễn thông được biểu hiện qua các thiết bị như điện thoại, máy tex và các hệ thống vô tuyến, internet…
Ngành viễn thông là gì? Hiểu một cách đơn giản đó là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh và thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính,…nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, để thuận lợi hơn quá trình trao đổi thông tin giữa con người.
Viễn thông và ngành viễn thông có liên quan mật thiết với nhau
Điện tử viễn thông là một ngành công nghệ mới chưa thực sự quen thuộc với nhiều người nên đòi hỏi người học phải có kiến thức nền vững chắc, có sự thông minh, tư duy logic. Khi bạn có được khả năng tư duy logic bạn sẽ dễ dàng nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.
Ngành viễn thông học những gì?
Theo học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực điện tử, truyền thông và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây, mạng truyền số liệu, hệ thống phát thanh truyền hình, các công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh,cũng như hình ảnh.
Sinh viên sẽ được tiếp cận, nắm bắt và tìm hiểu các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến, hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời sinh viên có khả năng chế tạo, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử viễn thông.
Ngoài các môn học lý thuyết chuyên ngành, sinh viên còn có cơ hội rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, với phương thức tư duy hệ thống và phân tích, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm thật hiệu quả.
Chương trình đào tạo ngành viễn thông rất chuyên nghiệp
Làm ngành điện tử viễn thông cần có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm. Vì để có thể hiểu được kiến thức công nghệ mới đang được áp dụng trên thế giới thì cần tới khả năng ngoại ngữ để tìm hiểu. Làm việc nhóm cũng quan trọng vì ngành này đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người.
Học ngành viễn thông ra làm nghề gì?
Với nhu cầu nhân lực lớn, vị trí công việc ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập cao và ổn định sinh viên ngành viễn thông đang có rất nhiều cơ hội phát triển bản thân. Sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Vị trí chuyên viên tư vấn về viễn thông, xây dựng và vận hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty viễn thông để tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch và các thiết bị điện tử viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động…
- Chuyên viên thiết kế mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông cho các nhà mạng nổi tiếng hiện nay
- Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật hay Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông
Học ngành điện tử viễn thông ở trường nào?
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Điện tử-viễn thông; Kỹ thuật thông tin; Điện tử hàng không; Điện tử-máy tính; Điện-Điện tử; Điện tử-y sinh
- Học viện Kỹ thuật Quân sự: Điện tử-viễn thông; Tác chiến điện tử; Công nghệ điện tử; Điện tử hàng không; Điện tử y sinh, Kỹ thuật thông tin; Radar- dẫn đường;
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở 2, Thành phố Hồ Chí Minh (Khoa Viễn thông)
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng:
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:
- Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên: Điện tử viễn thông, Điện tử ứng dụng, Cơ điện tử, Kinh tế viễn thông, Vật liệu điện tử nano, Công nghệ và thiết bị di động, Quản trị kinh doanh viễn thông.
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Cần Thơ (Khoa Công Nghệ): Điện tử - viễn thông, Kỹ thuật máy tính
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên
Từ những thông tin do ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cung cấp, chắc hẳn các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về ngành viễn thông. Tuy nhiên, nên học ngành này như thế nào để có kết quả tốt nhất còn phải dựa vào đam mê và năng lực của bạn. Chúc các bạn có một công việc mà mình yêu thích!