Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Môn không thi tốt nghiệp THPT, học sinh có chú tâm không?

Cập nhật: 24/11/2023 09:23 | Trần Thị Mai

Với đề xuất giảm số môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên đã có nhiều ý kiến lo lắng học sinh sẽ không chú tâm học tập những môn không thi.

Môn không thi tốt nghiệp THPT, học sinh có chú tâm không?

Tạo điều kiện để thí sinh phát huy năng lực

Mới đây trong cuộc họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Bộ GDĐT đã có kiến nghị với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thêm phương án 2+2 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.  

Phương án thi 2+2 theo đó các thí sinh sẽ thi 4 môn bao gồm 2 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn cùng với 2 môn tự chọn trong chương trình lớp 12 như: Ngoại ngữ, Hóa học, Giáo dục kinh tế và pháp luật,Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Vật lí, Tin học, Công nghệ.

Ưu điểm của phương án này giúp giảm áp lực thi cử cho học sinh, đồng thời giảm chi phí cho gia đình học sinh và cho cả xã hội từ 3 buổi thi như hiện nay giảm xuống 1 số buổi thi.

Bộ GDĐT cũng cho rằng phương án thi đề xuất này sẽ không mất cân bằng của việc chọn Khoa học xã hội nhiều hơn Khoa học tự nhiên. Điều này giúp thí sinh phát huy được năng lực của bản thân theo đúng mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Với 9 môn học các thí sinh được lựa chọn để dự thi đều đã có kiểm tra, đánh giá và có thể hiện điểm số vào học bạ; Bên cạnh đó trong quá trình dạy học các học sinh sẽ được đánh giá quá trình học tập cách toàn diện hơn.

Việc lựa chọn 2 trong số 9 môn học như vậy học sinh sẽ có 36 cách thức để lựa chọn khác nhau, điều này tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn môn thi và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên học nghề hoặc đi làm ngay sau khi thi tốt nghiệp THPT.

học sinh có chú tâm học tập
Môn không thi tốt nghiệp THPT, học sinh có chú tâm không?

Đảm bảo sự công bằng về nội dung thi

Trước đó đã có đề xuất giảm số môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên nhiều ý kiến lo ngại học sinh sẽ học lệch và không mấy mặn mà với những môn không thi.

TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục nghề nghiệp Bộ GDĐT chia sẻ về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong mấy năm qua một số trường Đại học đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, đây sẽ là những bài học kinh nghiệm, tham khảo cho ngành Giáo dục trong quá trình đổi mới việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên cơ sở ứng dụng Công nghệ.

TS Hoàng Ngọc Vinh cũng cho rằng chỉ có kỳ thi đánh giá năng lực học tập cộng với điểm hồ sơ đánh giá kiểm tra trong quá trình học tập bậc THPT được thực hiện khách quan, công bằng từ các thầy cô giáo và công nghệ thì như vậy mới hạn chế được câu chuyện học gì thi nấy đúng với Nghị quyết 29 và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tình với đề xuất phương án 2+2 của Bộ GDĐT và cho biết thêm trong giai đoạn này chưa thể thực hiện bài thi đánh giá năng lực chung và chuyên biệt.

Vì năm 2025 học sinh tốt nghiệp THPT đều là những học sinh đã học đủ 3 năm để theo chương trình mới và tiếp cận phát triển năng lực, tuy nhiên các học sinh này đã học 9 năm ở bậc THCS theo chương trình 2006.

Có thể thấy việc tổ chức dạy và học bậc THPT đang từng bước trong quá trình chuyển đổi, những phương pháp phát triển năng lực cũng đang được áp dụng tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian để nhuần nhuyễn hơn.

Theo GS. TS Nguyễn Quý Thanh dù học sinh chọn một hay bao nhiêu môn thi trong số các môn tự chọn của chương trình học nhưng về phía Bộ GDĐT vẫn cần chuẩn bị ngân hàng câu hỏi cho cả 9 môn lựa chọn và dạng thức đề.

Mặt khác cần đảm bảo được sự công bằng, đặc biệt về nội dung thi cho các thí sinh chọn môn khác nhau, đảm bảo chất lượng đầu ra cho học sinh có chọn thi hoặc chỉ thi học kỳ bình thường.

Nếu theo phương án 2+2 Bộ GDĐT công bố dạng thức cho 11 môn, đồng thời hướng dẫn các địa phương tổ chức thi học kỳ 2 những môn tương ứng theo dạng thức đó cho các môn còn lại mà học sinh không chọn.

TS Nguyễn Quý Thanh chia sẻ dù thi lấy điểm tốt nghiệp do Bộ GDĐT chủ trì hay kỳ thi hết học kỳ 2, tất cả các môn đều theo một dạng thức, một chuẩn kiến thức. Như vậy sẽ đảm bảo mặt bằng về chất lượng để các cơ sở Giáo dục Đại học, Giáo dục nghề nghiệp sẽ có căn cứ tuyển sinh nếu không làm bài thi riêng.

Hy vọng những thông tin được Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn  chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin: Môn không thi tốt nghiệp THPT, học sinh có chú tâm không?. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin Giáo dục hữu ích khác.