1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật hàng không
Ngành Kỹ thuật hàng không là ngành đào tạo sinh viên có trình độ thiết kế, bão dưỡng, sửa chữa, khai thác máy bay và các trang thiết bị phục vụ bay thuộc các nhóm như: Cơ khí, động cơ sức đẩy, thủy khí, khí động lực và trang thiết bị mặt đất…
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hàng hàng không trong nước và quốc tế đã và đang mang đến cơ hội phát triển hấp dẫn cho lĩnh vực kỹ thuật hàng không, bảo trì và bảo dưỡng máy bay.
Hiện nay ngành Kỹ thuật hàng không được chia làm hai mảng kỹ thuật riêng biệt đó là:
- Kỹ thuật hàng không dân dụng: thiết kế và chế tạo ra các loại máy bay để sử dụng trong phạm vi bầu khí quyển của trái đất.
- Kỹ thuật hàng không vũ trụ: tập trung nghiên cứu các loại tàu du hành hoặc vệ tinh để sử dụng bên ngoài phạm vi khí quyển.
2. Ngành Kỹ thuật hàng không được đào tạo như thế nào?
Nhiều năm trở lại đây, các trường đại học ở Việt Nam đã tiến hàng đào tạo chương trình kỹ thuật hàng không hệ đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tiềm năng này.
Chương trình đào tạo của các sinh viên ngành Kỹ thuật hàng không nhằm mục tiêu: đào tạo các kiến thức cơ bản về khoa học, kỹ thuật cơ khí, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Có thể tự áp dụng kiến thức vào vận hành, bảo dưỡng thiết kế và triển khai các hệ thống có liên quan đến cơ khí ngành Hàng không. Do đó bản thân mỗi sinh viên cần trang bị khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thành thao ngoại ngữ chuyên ngành…
Chương trình cụ thể đào tạo ngành Kỹ thuật hàng không
|
Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương |
1 |
Những NLCB của CN Mác-Lênin I |
2 |
Những NLCB của CN Mác-Lênin II |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối CM của Đảng CSVN |
5 |
Pháp luật đại cương |
|
Giáo dục thể chất |
6 |
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc) |
7 |
Bơi lội (bắt buộc) |
|
Tự chọn trong danh mục |
8 |
Tự chọn thể dục 1 |
9 |
Tự chọn thể dục 2 |
10 |
Tự chọn thể dục 3 |
|
Giáo dục Quốc phòng - An ninh (165 tiết) |
11 |
Đường lối quân sự của Đảng |
12 |
Công tác quốc phòng, an ninh |
13 |
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC) |
|
Tiếng Anh |
14 |
Tiếng Anh I |
15 |
Tiếng Anh II |
|
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản |
16 |
Giải tích I |
17 |
Giải tích II |
18 |
Giải tích III |
19 |
Đại số |
20 |
Xác suất thống kê và qui hoạch thực nghiệm |
21 |
Phương pháp tính |
22 |
Vật lý đại cương I |
23 |
Vật lý đại cương II |
24 |
Tin học đại cương |
25 |
Đồ họa kỹ thuật I |
|
Cơ sở và cốt lõi ngành |
26 |
Nhập môn kỹ thuật Cơ khí động lực |
27 |
Kỹ thuật thủy khí |
28 |
Đồ họa kỹ thuật II |
29 |
Cơ học kỹ thuật I |
30 |
Cơ học kỹ thuật II |
31 |
Sức bền vật liệu |
32 |
Nguyên lý máy |
33 |
Chi tiết máy |
34 |
Đồ án chi tiết máy |
35 |
Dung sai và kỹ thuật đo |
36 |
Kỹ thuật nhiệt |
37 |
Kỹ thuật điện |
38 |
Kỹ thuật điện tử |
39 |
Vật liệu hàng không |
40 |
Khí động lực học cơ bản |
41 |
Các hệ thống trên máy bay I |
42 |
Động cơ hàng không I |
43 |
Kết cấu máy bay |
44 |
Tiếng Anh chuyên ngành (Kỹ thuật hàng không) |
45 |
Luật Hàng không dân dụng |
|
Kiến thức bổ trợ |
46 |
Quản trị học đại cương |
47 |
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp |
48 |
Tâm lý học ứng dụng |
49 |
Kỹ năng mềm |
50 |
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật |
51 |
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp |
52 |
Technical Writing and Presentation |
|
Tự chọn theo định hướng ứng dụng |
53 |
Các hệ thống trên máy bay II |
54 |
Yếu tố con người |
55 |
Cánh quạt máy bay |
56 |
Kiểm tra và bảo dưỡng máy bay |
57 |
Kỹ thuật điện - điện tử trên máy bay |
58 |
Cơ học vật bay |
59 |
Cơ học phá huỷ |
|
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân |
60 |
Thực tập kỹ thuật |
61 |
Đồ án tốt nghiệp cử nhân |
|
Khối kiến thức kỹ sư |
|
Tự chọn kỹ sư |
|
Thực tập kỹ sư |
|
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư |
Để theo học ngành Kỹ thuật hàng không thì bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học như:
- Học viện Phòng không – Không quân.
- Học viện Hàng Không Việt Nam.
- Học viện Bách Khoa Hà Nội.
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
- Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TPHCM.
3. Mức lương ngành Kỹ thuật hàng không
Cùng với việc thị trường vận tải hàng không trong nước phát triển và sau khi tốt nghiệp sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm, trả mức lương hấp dẫn. Các vị trí mà cử nhân ngành Kỹ thuật hàng không có thể làm như:
- Trở thành Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước hoặc làm việc tại các cụm cảng hàng không, những sân bay nội địa và quốc tế.
- Làm công việc vận hành tại các công ty dịch vụ Kỹ thuật hàng không trong và ngoài nước, các phòng kỹ thuật, sản xuất, hay tại các phòng thiết kế tại những công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp.
- Tiến hành nghiên cứu để phát hiện ra những công nghệ, vật liệu, hệ thống hoặc thiết bị mới phục vụ cho ngành hàng không.
- Giữ nhiệm vụ thiết kế các bộ phận hoặc hệ thống của máy bay cho công ty, doanh nghiệp hoặc những cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hàng không.
- Làm chuyên viên bảo dưỡng hàng không và đảm nhiệm công việc chuyên kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ máy bay để giúp mọi thứ hoạt động tốt một cách trơn tru hơn.
Mức lương của nhân viên bảo trì máy bay có thể dao động từ 2.000 – 4.000 USD/tháng nếu làm việc tại các hãng hàng không toàn cầu. Khi ứng tuyển tại Vietnam Airlines, mức lương khởi điểm có thể lên tới 1.000 USD.
Hi vọng rằng các thông tin ở trên về mức lương ngành Kỹ thuật hàng không đã giúp bạn trả lời cho các thắc mắc ở trên. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn biết chi tiết hơn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác cùng chuyên mục của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn.