Ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ thông tin đến các bạn và phụ huynh những thắc mắc về ngành tài chính ngân hàng thi khối nào và việc xét tuyển tổ hợp môn ngành tài chính ngân hàng để các bạn thí sinh tham khảo.
Tài chính-Ngân hàng là ngành học được nhiều thí sinh quan tâm
Ngành Tài chính ngân hàng là gì?
Ngành tài chính ngân hàng là một trong các nhóm ngành hot được đông đảo các thí sinh đăng ký xét tuyển trong các năm tuyến sinh gần đây.
Tài chính ngân hàng là một ngành học liên quan đến tất cả các dịch vụ lưu chuyển tiền tệ, dịch vụ tiền tệ và là ngành học tương đối rộng. Tài chính ngân hàng tức là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính được ngân hàng phát hành nhằm thanh toán, chi trả, bảo lãnh, chi trả cả trong nội địa và quốc tế. Nói một cách cụ thể hơn thì Tài chính ngân hàng có rất nhiều lĩnh vực liên quan chuyên sâu như chuyên ngành Phân tích tài chính, Tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm, đầu tư, thuế, Kinh tế học tài chính…
Tài chính ngân hàng là ngành nghề cần thiết dù trong bất cứ bối cảnh nào của nền kinh tế phát triển hay trầm lặng. Xét ở tầm vi mô thì ngành này nó liên quan đến đến các dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Tài chính ngân hàng vẫn là ngành nghề đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ.
Tài chính ngân hàng chia làm nhiều ngành khác nhau như ngân hàng, tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, có sự hội tụ của nhiều kiến thức khác nhau thuộc các ngành dịch vụ như lưu thông và vận hành tiền tệ, giao dịch tài chính.
Trở thành sinh viên ngành Tài chính ngân hàng, ngoài các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng thì bạn còn được học các kiến thức từ nhiều lĩnh vực số ngành bên cạnh tài chính ngân hàng. Cụ thể là các môn học như: , Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Phương pháp phân tích định lượng, Thị trường tài chính, Quản trị học, Tài chính công ty đa quốc gia, Tiền tệ – Thanh toán quốc tế, Thẩm định tín dụng, Định giá bất động sản, Bảo hiểm, Thị trường chứng khoán, …
Bên cạnh đó các sinh sinh viên ngành Tài chính ngân hàng sinh viên còn được Nhà trường bồi dưỡng các kỹ năng mềm cần thiết để sau khi ra trường sẽ đáp ứng được các nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng, kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý thời gian, giới thiệu sản phẩm, tư duy phản biện, đào tạo tiếng Anh, kỹ năng tin học, … đảm bảo cho sinh viên có cơ hội phát triển toàn diện.
Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào?
Theo như quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì mỗi ngành học sẽ được xét tuyển tối đa là 4 tổ hợp môn, có những trường dành 1-2 tổ hợp môn xét tuyển một số trường xét tuyển đến 4 tổ hợp môn đối với ngành Tài chính ngân hàng để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đối với ngành Tài chính ngân hàng này thì các thí sinh có thể đăng ký dự thi khối A hoặc khối D.
Tài chính-Ngân hàng là ngành học có tổ hợp môn xét tuyển đa dạng khối A hoặc khối D, dưới đây là một vài thông tin về để trả lời cho câu hỏi Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào?. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành tài chính ngân hàng đang áp dụng tuyển sinh tại một số trường Đại học có chất lượng và uy tín.
Các tổ hợp môn xét tuyển cụ thể như sau:
A00: Toán- Vật lý- Hóa học
A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh
C01: Ngữ văn- Toán- Vật lý
C02: Ngữ văn- Toán- Hóa học
C04: Ngữ văn- Toán- Địa lý
C14: Ngữ văn- Toán- Giáo dục công dân
D01:Ngữ văn- Toán- Tiếng Anh
D11: Ngữ văn- Vật lý- Tiếng Anh
D09: Toán- Lịch sử- Tiếng Anh
D07: Toán- Hóa học- Tiếng Anh
D10: Toán- Địa lý- Tiếng Anh
D90: Toán- Khoa học tự nhiên- Tiếng Anh
D96: Toán- Khoa học xã hội- Tiếng Anh
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng ở một số trường đại học hiện nay:
Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM tổ chức xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng với 3 tổ hợp môn (Toán, Lý, Hóa); ( (Toán, Văn, Tiếng Anh), Toán, Tiếng Anh, Lý);
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng với 3 tổ hợp môn đó là (Toán, Tiếng Anh, Lý); (Toán, Lý, Hóa); (Toán, Văn, Tiếng Anh).
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng với 3 tổ hợp (Toán, Tiếng Anh, Lý); môn (Toán, Lý, Hóa); (Toán, Văn, Tiếng Anh).
Có một số trường khác như ĐH Kinh tế Tài chính, Đại học Công nghệ TP.HCM xét tuyển thêm một số tổ hợp môn như (Toán, Văn, Tiếng Anh); (Toán, Lý, Hóa); (Toán, Tiếng Anh, Lý); (Toán, Văn, Lý)
Theo các chuyên gia giáo dục thì nhờ có sự đa dạng xét tuyển của ngành tài chính – ngân hàng đã mang lại nhiều cơ hội lựa chọn cho các thí sinh. Từ thông tin đó các thí sinh có thể chủ động tự lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển có lợi nhất cho mình để gia tăng cơ hội trúng tuyển cao.
Ngành tài chính ngân hàng học trường nào?
Bên cạnh tổ hợp môn xét tuyển thì việc nên chọn trường nào để theo học Ngành tài chính ngân hàng cũng là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm. Ngành tài chính ngân hàng hiện nay có khá nhiều các trường đại học đào tạo về ngành này, một số trường đại học uy tín trong đào tạo ngành tài chính ngân hàng mà bạn có thế tham khảo đó là:
Trường Đại học có đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng khu vực miền Bắc:
Đại học Kinh tế quốc dân
Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Đại Nam
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Học viện Ngân hàng
Đại học Ngoại Thương
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Đại học Hoa Sen
Đại học Mở Hà Nội
Học viện Chính sách và phát triển
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trường Đại học có đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng khu vực phía Nam:
Đại học Kinh tế- Tài chính TPHCM
Đại học Quốc tế- Đại học Quốc gia TPHCM
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Văn Lang
Đại học Công nghệ TPHCM
Đại học Sài Gòn
Đại học Cần Thơ
Đại học Dân lập Duy Tân
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM
Đại học Ngoại ngữ- Tin học TPHCM
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Nha Trang
Đại học Mở TPHCM
Đại học Hùng Vương- TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học Ngân hàng TPHCM
Đại học Tài chính- Marketing
Đại học Công nghệ Đồng Nai
Đại học Công nghiệp TPHCM
ĐH Kinh tế - Luật
Nếu như sau khi biết kết quả thi không đủ điểm vào đại học các thí sinh có thể chọn học Tài chính ngân hàng ở một số Trường Cao đẳng cũng đào tạo chuyên sâu về ngành học này và học tiếp lên hệ liên thông.
Ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?
Tài chính-Ngân hàng là ngành học thu hút thí sinh đăng ký hàng năm và luôn nằm trong top những ngành có số điểm trúng tuyển cao hơn so với những ngành đào tạo khác. Tài chính-Ngân hàng ở những trường đào tạo top cao thì điểm chuẩn ở mức khoảng 22- 24 điểm, ở những trường top trung bình hoặc là ở top dưới thì điểm chuẩn ngành này dao động ở ngưỡng 15- 20 điểm tùy từng đơn vị đào tạo.
Dưới đây là điểm chuẩn xét tuyển ngành tài chính ngân hàng năm 2019 mà thí sinh có thể tham khảo để só sánh:
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh điểm chuẩn trúng tuyển là 21 – 24 điểm cho ngành Tài chính ngân hàng. Trường xét tuyển ngành tài chính ngân hàng theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01 và D07. Điểm chuẩn trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT
- Đại học Ngân hàng Tp HCM điểm chuẩn là 18 điểm. Trường Đại học Ngân hàng Tp HCM xét tuyển ngành tài chính ngân hàng theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01 và D90.
- Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mức điểm trúng tuyển của trường này năm 2019 là 16 điểm theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01 và C01 ( Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Lý – Hóa, Văn – Toán – tiếng Anh).
- Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF): ngành Tài chính ngân hàng lấy mức điểm chuẩn trúng tuyển là 16– 18 điểm ở trình độ đại học, theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01, A1 (A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), D01 (Văn – Toán – tiếng Anh), A02 (Toán - Văn - Lý).
-Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM): điểm cho ngành Tài chính ngân hàng lấy từ 20- 23 với 3 tổ hợp môn bao gồm Toán – Lý – tiếng Anh, Toán - Lý – Hóa, Văn – Toán – tiếng Anh.
- Trường Đại học Ngân hàng mức điểm trúng tuyển là 19 – 22, với các tổ hợp môn Toán – Lý – tiếng Anh, Văn -Toán - tiếng Anh, Toán – Lý – Hóa điểm trúng tuyển điểm dựa vào kết quả của thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia
- Đại học Thương mại: mức điểm trúng tuyển là từ 18 – 22 điểm ở tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa và Toán – Văn – tiếng Anh
Có thể thấy điểm chuẩn xét tuyển vào các trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng khá gắt gao nên sinh viên cần tạo ra sự khác biệt và hoàn thiện các chứng chỉ như ngoại ngữ và tin học.
Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc?
Câu hỏi học tài chính ngân hàng có dễ xin việc được nhiều bạn học sinh, sinh viên đặt ra khi chọn trường, chọn ngành này. Được đánh giá là ngành học nhiều tiềm năng, học tài chính ngân hàng sinh viên sau khi ra trường có thể có cơ hội làm việc tại các nơi như: Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty chứng khoán, Cục thuế, Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng…
Tài chính ngân hàng là ngành học nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai
Sinh viên sau khi tốt nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng nếu có kinh nghiệm chuyên môn tốt có thể đảm nhận được các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Chuyên viên kế toán
- Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
- chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
- Chuyên viên định giá tài sản
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
- Chuyên viên tài trợ thương mại
- Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
- Các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực tài chính
- Đội ngũ các giảng viên ngành tài chính ngân hàng
- Các sinh viên có thể công tác tại các cơ quan, công ty, tổ chức, doanh nghiệp với các vai trò vị trí như nhân viên bộ phận phụ trách tiền lương, cán bộ thuế ở các công ty chứng khoán, bảo hiểm…
Công việc dễ hay khó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố có sẵn của nhân viên như năng lực, chuyên môn làm việc, tính chất công việc, vị trí đảm nhiệm của mỗi người trong ngành tài chính ngân hàng. Có thể thấy rằng có rất nhiều vị trí công việc hấp dẫn khác nhau để các sinh viên có chuyên môn, năng lực có thể lựa chọn. Từ vị trí đảm nhiệm thì các sinh viên sẽ có mức thu nhập khác nhau, theo đánh giá chung mức lương của ngành này luôn nằm trong top ngành nghề có thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay. Vì vậy mà các bạn hoàn toàn có thể tìm được một công việc ngành tài chính ngân hàng có mức lương phù hợp với mức lương mong muốn
Theo thống kê mới nhất trong những năm gần đây sinh viên ngành tài chính ngân hàng đều có khả năng tìm được việc làm ngay sau khi ra trường và có thể đảm nhận những vị trí công việc tốt trong môi trường nhà nước lên đến 95%.
Nhiều sinh viên ra trường đã nhanh chóng được đảm nhận các vị trí quan trọng như trưởng phòng, trưởng nhóm ở các chi nhánh của các ngân hàng trong cả nước. Theo Bộ tài chính cho biết nhu cầu tuyển nhân sự vào các ngân hàng tính đến năm 2020 sẽ vào khoảng số gần 130.000 nhân sự. Đây là một con số nhu cầu nhân sự rất lớn và là cơ hội cho tất cả các sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường.
Ngành tài chính ngân hàng lương bao nhiêu?
Tài chính ngân hàng được coi là một ngành có tính huyết mạch trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta vì các hoạt động của tài chính ngân hàng phủ lên các hoạt động kinh tế của xã hội, có tính gắn kết toàn bộ các hoạt động trong sự phát triển kinh tế có các đặc điểm hoạt động riêng của mình. Tài chính ngân hàng đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, Tài chính ngân hàng được phân thành các vai trò chính như:
- Vai trò đối với đối với Nhà nước.
- Vai trò đối với các đơn vị cá nhân và các tổ chức kinh tế.
- Vai trò của tài chính ngân hàng đối với tất cả các hoạt động tái sản xuất
- Vai trò đối với đối với lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
Ngành tài chính ngân hàng có một vai trò vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực ngành nghề và phát triển kinh tế vì nó liên quan mật thiết đến các hoạt động giao dịch và tiền tệ, dịch vụ và tài chính ngân hàng còn có vau trò quyết định đến các chiến lược và chính sách của ngành tiền tệ.
Bài viết trên đây là các kiến thức liên quan đến vấn đề Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào? Ra trường có dễ xin việc hay không? Ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm và các vấn đề liên quan khác. Hi vọng rằng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên đã có thể giúp các thí sinh sẽ nắm rõ hơn về ngành tài chính ngân hàng và có các định hướng rõ ràng hơn về nghề. Từ đó sẽ đưa ra được được phương án học tập cho bản thân và lựa chọn phù hợp nhất cho mình trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng sắp tới năm 2020. Để có những thông tin mới nhất, chính xác nhất về phương thức tuyển sinh đầu vào, tổ hợp xét tuyển năm 2020 ngành tài chính ngân hàng các em hãy chủ động tìm hiểu thông qua các website thông tin nhà trường hoặc các kênh thông tin khác để sẵn sàng nhất cho kỳ thi.