1. Khoa nội tiết là gì?
Khoa nội tiết là một trong những khoa quan trọng của bệnh viện, Khoa Nội Nội tiết thực hiện các chức năng nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của các hormone và hệ thống nội tiết.
Trong suốt quá trình điều trị người bệnh ở khoa nội tiết các bác sĩ sẽ luôn kết hợp chặt chẽ với những chuyên khoa khác nhằm đảm bảo chính xác và đưa ra được các phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Chức năng, nhiệm vụ của khoa nội tiết
- Chẩn đoán các triệu chứng xuất phát từ rối loạn nội tiết và rối loạn hormone dựa trên kết quả xét nghiệm và thăm khám.
- Phân biệt các loại bệnh và biến dạng thể chất dựa trên kết quả xét nghiệm bất thường. Từ đó chẩn đoán bệnh và điều trị sớm từ giai đoạn khởi phát.
- Khám và điều trị các bệnh lý của các tuyến nội tiết : bệnh lý tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến thượng thận, tuyến yên…
- Chăm sóc và điều trị lâu dài cho những bệnh nhân bị bệnh nội tiết mãn tính như tiểu đường (đái tháo đường), bướu cổ…
- Phối hợp chặt chẽ với các khoa phòng liên quan như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… để chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó tư vấn, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân một cách hiệu quả.
- Tư vấn, theo dõi và quản lý chế độ dinh dưỡng và phòng chống biến chứng cho bệnh nhân theo hướng tối ưu, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
2. Khoa nội tiết chữa bệnh gì?
Tuyến nội tiết là các các tuyến quan trọng trong cơ thể con người, do đó sẽ có từng nhóm bệnh khác nhau. Các bệnh lý nội tiết thường gặp như:
- Các bệnh lý nội tiết nguyên nhân do rối loạn cân bằng glucose máu:
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh tiểu đường type 1.
- Bệnh tiểu đường type 2.
- Tiểu đường thai kỳ.
- Hạ đường huyết.
- Nhóm các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp:
- Nang tuyến giáp, bướu nhân.
- Bệnh Basedow, cường chức năng tuyến giáp.
- Bệnh suy giáp hay còn gọi là cường chức năng tuyến giáp.
- Bệnh viêm tuyến giáp.
- Nhóm bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận:
- Ủ tủy thượng thận.
- Hội chứng Cushing.
- Hội chứng Cornh.
- Suy tuyến thượng thận.
- Nhóm bệnh lý tuyến yên
- Suy tuyến yên
- Đái tháo nhạt.
- Rối loạn mỡ máu.
3. Khoa nội tiết khám gì?
Thăm khám lâm sàng
Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám ban đầu theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua quan sát, nghe, sờ, gõ… và chưa có can thiệp bằng xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh.
Khi tiến hành khám lâm sáng bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp người bệnh để khai thác triệt để các vấn đề về tiền sử bệnh lý, yếu tố di truyền, tiến hành kiểm tra chiều cao, cân nặng... của người bệnh. Kết quả thu được của việc khám lâm sàng sẽ giúp cho các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn tình trạng ở bệnh nhân.
Tiến hành các xét nghiệm về nội tiết
Với kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Dưới đây là một số xét nghiệm về nội tiết mà bạn cần phải thực hiện nếu đi khám nội tiết:
- Xét nghiệm LH
LH là một hoóc môn giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống sinh sản của bạn. Khi bạn có nhu cầu kiểm tra vấn đề tuyến yên hoặc kiểm tra vô sinh ở cả nam và nữ khi có nghi ngờ thì cần phải làm xét nghiệm LH.
Xét nghiệm LH được thực hiện khá đơn giản như lấy máu xét nghiệm bình thường. Đối với nam giới, xét nghiệm được tiến hành bất kể khi nào bạn muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình hoặc kiểm tra các vấn đề liên quan tới tuyến yên - vùng dưới đồi. Nhưng khác với nam giới, nồng độ LH trong máu của nữ giới có thể thay đổi tùy từng giai đoạn, chính vì vậy mà các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này vào ngày thứ 2 - 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Xét nghiệm FSH
FSH là hormon kích thích tạo nang trứng, giúp điều hòa và đẩy nhanh sự phát triển chức năng của các tuyến sinh dục trong cơ thể người. Mục đích của xét nghiệm này sẽ giúp kiểm soát tốt khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng.
Những trường hợp có kết quả nồng độ FSH cao ở nữ giới sẽ có khả năng mắc bệnh buồng trứng đa nang. Cùng với đó nếu nam giới có chỉ số FSH cao chứng tỏ tinh hoàn sẽ không có khả năng đáp ứng kịp thời với kích thích của nội tiết hướng sinh dục và quá trình sinh tinh đã bị tổn thương. Khi chỉ số hormone FSH thấp thì có thể người bệnh đã bị suy hạ đồi, suy tuyến yên.
- Xét nghiệm Prolactin
Prolactin là một loại hormon cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Chính vì vậy bạn cần tiến hành xét nghiệm Prolactin để kiểm tra khả năng trưởng thành, phát triển của trứng và kích hoạt trứng rụng.
Nếu có nồng độ Prolactin cao thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và dễ gây ra bị vô sinh.
- Xét nghiệm AMH
Xét nghiệm AMH được tiến hành để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng.
Nếu lượng AMH quá thấp thì cơ thể phụ nữ sẽ khó đáp ứng với thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, và ngược lại nếu như lượng AMH quá cao thì cơ thể người phụ nữ lại có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.
- Xét nghiệm testosterone
Đây là xét nghiệm cần thiết phải thực hiện khi khám rối loạn nội tiết tố nữ. Trong cơ thể phụ nữ ở một vị trí nào đó sẽ tồn tại một lượng nhỏ hormone testosterone.
Sau khi tiến hành xét nghiệm testosterone, trong trường hợp nồng độ testosterone quá cao thì rất có khả năng người phụ nữ đã bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác.
- Xét nghiệm progesterone
Progesterone có nhiệm vụ chính là giúp tử cung luôn ở trạng thái sẵn sàng để mang thai. Mục đích của tiến hành xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm định lượng lượng Progesterone cơ thể tiết ra, từ đó xác định chính xác lượng hormone này có trong huyết thanh.
Dù rằng là một trong những xét nghiệm máu nhưng không phải phòng xét nghiệm nào cũng có thể thực hiện được. Bắt buộc cần có hệ thống máy móc hiện đại mới có thể thực hiện xét nghiệm và đưa ra kết quả chuẩn xác.
- Xét nghiệm E2 (Estradiol)
E2 là cách viết tắt của một loại nội tiết tố nữ, nó có tên là Estradiol - một hormone sinh dục nữ được tiết ra từ buồng trứng là chủ yếu và một phần có thể do nhau thai hay tuyến thượng thận, vú hoặc tinh hoàn tiết ra.
Xét nghiệm E2 là một xét nghiệm quan trọng ở cả nam và nữ giới. Xét nghiệm E2 là một xét nghiệm nhằm xác định nồng độ estradiol có trong máu. Ngoài ra thì việc thực hiện xét nghiệm E2 có thể được dùng để theo dõi thai nhi trong quá trình mang thai.
Việc khám nội tiết sẽ rất quan trọng nên khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm các cơ uy tín, có đầy đủ trang thiết bị. Cùng với đó cần tìm hiểu đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để thăm khám chính xác hơn và được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
Khi đã nắm rõ các thông tin về khoa nội tiết được Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đọc sẽ biết được mình cần khám những gì ở khoa nội tiết. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn thắc mắc hãy liên hệ các phòng khám, cơ sở chuyên khoa để được giải đáp.