Quan hệ công chúng chuyên thực hiện các công việc, những chiến lược nhằm tạo ra cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp và công đồng, khách hàng, giới truyền thông… Có thể thấy được đây chính là phương tiện quan trọng để tạo nên hiệu quả hàng đầu trong việc định vị, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, tổ chức. Nhờ đó mà tạo dựng được uy tín, địa vị, thương hiệu, hình ảnh đẹp đến với cộng đồng.
Ngành quan hệ công chúng (tiếng Anh là Public Relations, gọi tắt PR) là ngành chuyên đào tạo sinh viên về những kế hoạch tạo lập từ đó duy trì và phát triển hai chiều mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với công chúng nhằm mục đích tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ từ công chúng.
Suốt quá trình học ngành quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về chuyên ngành PR, các đặc điểm, hình thái và nhiệm vụ trong lĩnh vực của xã hội. Ngoài ra còn được học các loại hình báo chí như báo nói, báo hình, báo mạng, báo in, tư duy, tương tác trong các hoạt động báo chí, truyền thông khi ra trường.
Ngành Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Một số các công việc của nhân viên quan hệ công chúng như:
- Tiến hành viết và biên tập các biên bản, tài liệu như diễn văn, thông cáo…
- Lên kế hoạch, xây dựng các sự kiện cho tổ chức, doanh nghiệp như tiệc cuối năm, tiệc tri ân…
- Cùng phối hợp với các bộ phận khác trong cùng một tổ chức để xây dựng và phát triển được các mối quan hệ như giới truyền thông, khách hàng, đối tác…
- Phát triển hình ảnh bằng việc nghiên cứu thông tin sau đó đưa ra kế hoạch với cấp trên.
- Quản lý khủng hoảng và xây dựng các kế hoạch dự báo rủi ro để xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
Tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm mà sẽ thực hiện công việc khác nhau. Các vị trí công việc mà cử nhân ngành quan hệ công chúng có thể làm sau khi ra trường như:
- Chuyên viên PR: Đây là vị trí công việc chuyên về mảng báo chí, củng cố, tạo dựng mối quan hệ cộng đồng bằng cách tổ chức các sự kiện cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
- Làm biên tập viên, phóng viên: Làm công việc đưa tin nhanh, kiểm soát tin tức và sẽ thường làm việc tại các đài truyền hình, những cơ quan báo chí và tòa soạn hay tạp chí.
- Trở thành giảng viên giảng dạy các vấn đề có liên quan đến ngành quan hệ công chúng trong trường cao đẳng, đại học.
- Chuyên viên tư vấn về quan hệ công chúng: thường vị trí này sẽ đảm nhận công việc phân tích, lập báo cáo về hoạt động truyền thông để từ đó triển khai tốt các kế hoạch, chiến lược truyền thông nhằm phát triển thương hiệu cách tốt nhất.
Từ những thông tin về vị trí, công việc mà Ban tư vấn của trường đã chia sẻ ở trên thì sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Quan hệ công chúng thì bạn hoàn toàn có thể xin việc tại các công ty, cơ quan chuyên về lĩnh vực quảng cáo, công ty truyền thông hay các cơ quan thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình hay những công ty tư vấn…
>>> Tìm hiểu thông tin: Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2020
Review ngành quan hệ công chúng
Review ngành quan hệ công chúng là điều mà được rất nhiều các bạn thí sinh quan tâm. Điều đầu tiên mà cần review đó chính là chương trình đào tạo của ngành Quan hệ công chúng.
Hiện nay hầu hết chương trình đào tạo ngành này của các trường đều chú trọng đến nâng cao năng lực sinh viên về khả năng tư duy, tiếp thu các kiến thức mới để giúp sinh viên phát huy khả năng sáng tạo, năng động để thích nghi tốt với công việc cho sau này ra trường và đi làm.
Cụ thể chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng bao gồm:
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quan hệ công chúng trong bảng dưới đây.
Khối kiến thức chung
(không tính các học phần từ 9 đến 11) |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tin học cơ sở 2 |
Ngoại ngữ cơ sở 1 |
Tiếng Anh cơ sở 1 |
Tiếng Nga cơ sở 1 |
Tiếng Pháp cơ sở 1 |
Tiếng Trung cơ sở 1 |
Ngoại ngữ cơ sở 2 |
Tiếng Anh cơ sở 2 |
Tiếng Nga cơ sở 2 |
Tiếng Pháp cơ sở 2 |
Tiếng Trung cơ sở 2 |
Ngoại ngữ cơ sở 3 |
Tiếng Anh cơ sở 3 |
Tiếng Nga cơ sở 3 |
Tiếng Pháp cơ sở 3 |
Tiếng Trung cơ sở 3 |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng - an ninh |
Kỹ năng bổ trợ |
Khối kiến thức theo lĩnh vực |
Các học phần bắt buộc |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
Nhà nước và pháp luật đại cương |
Lịch sử văn minh thế giới |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
Xã hội học đại cương |
Tâm lý học đại cương |
Logic học đại cương |
Các học phần tự chọn |
Kinh tế học đại cương |
Môi trường và phát triển |
Thống kê cho khoa học xã hội |
Thực hành văn bản tiếng Việt |
Nhập môn Năng lực thông tin |
Khối kiến thức theo khối ngành |
Các học phần bắt buộc |
Báo chí truyền thông đại cương |
Chính trị học đại cương |
Ngôn ngữ báo chí |
Quan hệ công chúng đại cương |
Các học phần tự chọn |
Khoa học quản lý đại cương |
Mỹ học đại cương |
Nhập môn quan hệ quốc tế |
Tâm lý học truyền thông |
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội |
Khối kiến thức theo nhóm ngành |
Các học phần bắt buộc |
Lý luận báo chí truyền thông |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông |
Các học phần tự chọn |
Tâm lý học giao tiếp |
Các vấn đề toàn cầu |
Niên luận |
Khối kiến thức ngành |
Các học phần bắt buộc |
Lý luận về quan hệ công chúng |
Xây dựng và phát triển thương hiệu |
Các chương trình quan hệ công chúng |
Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng |
Tổ chức sự kiện |
Đại cương về quảng cáo |
Kỹ năng viết cho báo in |
Kỹ năng viết cho báo điện tử |
Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình |
Các học phần tự chọn |
Thiết kế và quản trị nội dung website |
Kỹ thuật phát thanh và truyền hình |
Chiến dịch quan hệ công chúng |
Đàm phán và quản trị xung đột |
Truyền thông đa phương tiện |
Sản xuất ấn phẩm báo chí |
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
Thực tập thực tế |
Thực tập tốt nghiệp |
Khoá luận tốt nghiệp |
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng |
Quan hệ công chúng ứng dụng |
>> Xem thêm: Nên chọn trường trước hay chọn ngành?
Những tố chất phù hợp với ngành Quan hệ công chúng
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có tố chất, kỹ năng phù hợp thì mới có thể vượt qua được các khó khăn, vất vả mà khi theo đuổi ngành sẽ gặp phải. Ngành Quan hệ công chúng cũng vậy, định hướng nghề nghiệp cho bản thân bạn cần có các tố chất phù hợp như:
- Có niềm đam mê với truyền thông, quảng cáo.
- Khả năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt được thông tin cũng như củng cố các mối quan hệ đối tác, đồng nghiệp...
- Khả năng làm việc nhóm và thuyết trình tốt nhằm tạo dựng được niềm tin trước tập thể.
- Có đầu óc sáng tạo, tư duy nhanh nhẹn để ứng xử tốt được các tình huống bất ngờ xảy ra trong suốt quá trình làm việc.
- Khả năng phân tích, tổng hợp tốt, từ đó tìm ra được điểm mạnh, yếu và đưa ra kế hoạch phù hợp hơn với doanh nghiệp, tổ chức.
- Tìm kiếm, chọn lọc thông tin nhanh nhẹn.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể tiến xa hơn trong ngành học đã lựa chọn.
Các thông tin chia sẻ về ngành quan hệ công chúng ở trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi “học quan hệ công chúng ra làm gì?”. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để cập nhật các bài viết về hướng nghiệp khác nhé!