Theo thống kê, ngành Công nghệ chế biến thủy sản đang rất khát nhân lực hiện nay tuy nhiên ngành này còn phụ thuộc nhiều vào vùng sinh thái. Việt Nam được biết đến là ngành nằm trong top các quốc gia đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu thủy sản cũng như chăn nuôi. Theo đánh giá thì Công nghệ chế biến thủy sản là ngành học đang khát nhân lực chất lượng cao.
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là ngành gì?
Theo Ths. Phạm Viết Nam, Phó trưởng khoa Công nghệ thủy sản, cho biết, ngành Công nghệ chế biến thủy sản (Aquatic Product Processing) là ngành nghề truyền thống, tham gia trực tiếp trong quá trình thu hoạch, bảo quản và quy trình chế biến thủy sản. Ngành Công nghệ chế biến thủy sản qua các công đoạn xử lý để đến với người tiêu dùng giữ được dinh dưỡng, mùi vị của thủy sản, chất lượng phục vụ thị trường tiêu dùng.
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là ngành còn xa lạ với nhiều sinh viên
Mỗi năm ngành công nghệ chế biến thủy sản cung cấp cho thị trường hàng trăm cử nhân về các nghiệp vụ về thủy hải sản chuyên nghiệp chuyên môn cao để đáp ứng các nhu cầu trong nước cũng như quốc tế.
Nhiều nhà chế biến đang chuyển nhà máy đến Việt Nam để chế biến thủy sản xuất khẩu, có thể thấy Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm chế biến về thủy sản lớn của thế giới.
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản đang được nhà nước tích cực phát triển về chất lượng công nghệ chế biến, từng bước trở thành ngành quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp của nước ta.
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản sẽ được học những gì?
Một số môn học chuyên ngành của ngành Công nghệ chế biến thủy sản sinh viên khi theo học sẽ được trang bị đầy đủ như: Thủy sản, Kinh tế thủy sản, Hóa thực phẩm thủy sản, Vi sinh thực phẩm, Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Bơi lội, Kỹ thuật lạnh, Kỹ thuật đồ hộp, Công nghệ sinh học ứng dụng, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Dinh dưỡng thực phẩm, Xử lý chất thải, Máy chế biến thủy sản, Bao bì đóng gói thực phẩm, Nước và chất lượng nước cho chế biến thủy sản, Công nghệ Enzym, …
Sinh viên theo học sẽ được sẽ được nhà trường trang bị đầy đủ kiến thức về khối cơ sở ngành như hóa học thực phẩm, nguyên liệu thủy sản, độc tố học thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, an toàn lao động trong chế biến thủy sản…Ngoài các kiến thức về cơ sở ngành nêu trên thì sinh viên còn được học về công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản, quản lí chất lượng thủy sản, công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản, sản phẩm tái cấu trúc, đánh giá cảm quan sản phẩm thủy sản, công nghệ chế biến lạnh đông thủy sản, công nghệ surumi, xây dựng qui trình kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng giải quyết các vấn đề về ngành cũng như công việc nghiên cứu nguyên vật liệu mới trong chế tạo bao bì và đóng gói sản phẩm thủy hải sản, sinh viên được chú trọng học thực hành công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh, đồ hộp thủy sản, công nghệ chế biến thủy sản truyền thống và công nghệ chế biến thủy sản mới, đây được xem là một hướng đi rất được nhà trường quan tâm hiện nay.
Đối với ngành Công nghệ chế biến thủy sản hiện nay cần một lượng lớn nhân lực có tay nghề có trình độ cao để có thể nghiên cứu và phát triển sản phẩm, có khả năng giám sát, quản lý, kiểm tra cũng như đánh giá chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu các thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Chương trình đào tạo các sinh viên có thể tham khảo qua khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản của trường đại học Cần Thơ trong bảng dưới đây:
|
Khối kiến thức Giáo dục đại cương
|
1 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh 1
|
2 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh 2
|
3 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh 3
|
4 |
Giáo dục thể chất 1+2
|
5 |
Bơi lội |
6 |
Anh văn căn bản 1
|
7 |
Anh văn căn bản 2
|
8 |
Anh văn căn bản 3
|
9 |
Anh văn tăng cường 1
|
10 |
Anh văn tăng cường 2
|
11 |
Anh văn tăng cường 3
|
12 |
Pháp văn căn bản 1
|
13 |
Pháp văn căn bản 2
|
14 |
Pháp văn căn bản 3
|
15 |
Pháp văn tăng cường 1
|
16 |
Pháp văn tăng cường 2
|
17 |
Pháp văn tăng cường 3
|
18 |
Tin học căn bản
|
19 |
TT. Tin học căn bản
|
20 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
|
21 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
|
22 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
23 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
24 |
Pháp luật đại cương
|
25 |
Logic học đại cương
|
26 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
27 |
Tiếng Việt thực hành
|
28 |
Văn bản và lưu trữ học đại cương
|
29 |
Xã hội học đại cương
|
30 |
Kỹ năng mềm |
31 |
Cơ và nhiệt đại cương
|
32 |
Hóa học đại cương
|
33 |
Xác suất thống kê
|
|
Khối kiến thức cơ sở ngành
|
34 |
Hóa phân tích ứng dụng – CBTS
|
35 |
Sinh hóa – TS |
36 |
Nhiệt kỹ thuật |
37 |
Vi sinh thực phẩm thủy sản 1
|
38 |
Vi sinh thực phẩm thủy sản 2
|
39 |
Quá trình và thiết bị CNTP A
|
40 |
Quá trình và thiết bị CNTP B
|
41 |
Hóa học thực phẩm thủy sản
|
42 |
Phân tích thực phẩm thủy sản
|
43 |
Công nghệ sau thu hoạch thủy sản
|
44 |
Phương pháp thí nghiệm chế biến thủy sản
|
45 |
TTGT cơ sở chế biến thủy sản
|
46 |
Dinh dưỡng học |
47 |
Hình họa và vẽ kỹ thuật – CNTP
|
48 |
Nước cấp, nước thải trong chế biến thủy sản
|
49 |
Nuôi trồng thủy sản
|
50 |
Vật lý học thực phẩm
|
51 |
Kỹ thuật khai thác thủy sản B
|
|
Khối kiến thức chuyên ngành
|
52 |
Nguyên lý bảo quản và chế biến thủy sản
|
53 |
Công nghệ chế biến đồ hộp thủy sản
|
54 |
Công nghệ chế biến thủy sản lạnh đông
|
55 |
Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản truyền thống
|
56 |
Thiết bị chế biến thủy sản
|
57 |
Chế biến sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng
|
58 |
TTGT công nghệ chế biến thủy sản 1
|
59 |
Quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản
|
60 |
TTGT công nghệ chế biến thủy sản 2
|
61 |
Bao bì thực phẩm thủy sản
|
62 |
Phụ gia chế biến thủy sản
|
63 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết báo cáo
|
64 |
Đánh giá cảm quan sản phẩm TS
|
65 |
Anh văn chuyên môn – CBTS
|
66 |
Pháp văn chuyên môn KH&CN
|
67 |
Công nghệ enzyme và protein
|
68 |
Công nghệ chế biến rong biển
|
69 |
Công nghệ chế biến dầu, bột cá và dược liệu
|
70 |
Phát triển sản phẩm thủy sản mới
|
71 |
Marketing thực phẩm thủy sản
|
72 |
Công nghệ chế biến thực phẩm chức năng
|
73 |
Luận văn tốt nghiệp - CBTS
|
74 |
Tiểu luận tốt nghiệp - CBTS
|
75 |
Tổng hợp kiến thức cơ sở - CBTS
|
76 |
Tổng hợp kiến thức chuyên môn - CBTS
|
77 |
Lên men thực phẩm
|
78 |
Vi sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm
|
Theo Đại học Cần Thơ
Chương trình đào tạo Công nghệ chế biến thủy sản
Danh mục các học phần sinh viên bắt buộc tham gia
Kiến thức giáo dục đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng
- Ngoại ngữ
- Hoá học, Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
- Kiến thức cơ sở ngành
- Hoá phân tích
- Sinh học đại cương
- Sinh học phân tử
- Toán cao cấp
- Xác suất - Thống kê
- Tin học đại cương
- Hoá sinh đại cương
- Kỹ thuật thực phẩm
- Hóa học thực phẩm
- An toàn thực phẩm
- Dinh dưỡng học
- Nhiệt kỹ thuật
- Vật lý học thực phẩm
- Kiến thức ngành
- Phân tích thực phẩm
- Công nghệ đồ hộp thuỷ sản
- Đánh giá cảm quan thực phẩm
- Công nghệ chế biến thuỷ sản
- Nguyên liệu chế biến thuỷ sản
- Bao gói thực phẩm
- Công nghệ lạnh thuỷ sản
- Công nghệ chế biến bột cá, dầu cá và tận dụng phụ phế phẩm
Các khối thi vào ngành Công nghệ chế biến thủy sản
- Ngành Công nghệ chế biến thủy sản hiện nay đang xét tuyển các khối như sau:
- A00: Toán, Vậy lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản học ở đâu?
Một số đơn vị đào tạo mà sinh viên có thể lựa chọn theo học hiện nay như:
Trường đại học Cần Thơ
Trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh
Trường đại học Nha Trang
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM
Trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Cần Thơ
Trường cao đẳng lương thực thực phẩm
Trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp Nam Bộ – CEN
Ngành Công nghệ chế biến thủy sản ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi đã tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến thủy sản có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty thủy sản, các ngư trường thực phẩm, nhà máy chế biến thủy sản, , các viện nghiên cứu, các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, kiểm tra chất lượng của sản phẩm cho các doanh nghiệp thủy sản, có cơ hội làm việc trong các công ty thủy sản. Ngoài ra khi có kiến thức đạt được học lực tốt, thì sinh viên có thể ở lại để giảng dạy cho các trường cao đẳng, trung cấp, đại học hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản tại các cơ quan ban ngành của tỉnh.
Nhiều chuyên gia đánh giá việc làm trong ngành chế biến thủy sản của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và mng tính thực tiễn cao. Sinh viên sau khi đã tốt nghiệp ngành công nghệ chế biến thủy sản có thể làm việc tại các doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất, chế biến đông lạnh, đồ hộp, cơ sở chế biến nước mắm hàng khô, , bột cá, dầu cá, các cơ sở thủy sản trong cả nước, có thể làm việc tại các ban quản lí khu công nghiệp, các cơ quan kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, các khu công nghiệp và khu chế xuất, khu chế xuất, các cơ sở khoa học và công nghệ, tổ chức phân tích.
Ngành chế biến thủy sản thuộc top những ngành có tỉ lệ việc làm cao
Cử nhân tốt nghiệp có khả năng thực hiện các công việc ở những vị trí như:
- Đánh gíá chất lượng nguyên liệu thuỷ sản
- Triển khai các phương pháp bảo quản kiểm tra phù hợp với từng lọai thủy sản.
- Vận hành máy và thiết bị trong quy trình công nghệ chế biến
- Xây dựng quy trình chế biến thủy sản và triển khai các công đoạn trong quy trình chế biến thủy sản.
- Vận hành các thiết bị máy móc cũng như thiết bị trong các quy trình chế biến về thủy sản
- Triển khải các phương pháp bảo quản với từng loại thủy sản
- Triển khải các phương pháp chế biến phù hợp
- Truy xuất nguồn gốc thủy sản
- Đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm áp dụng hệ thống quản lí chất lượng cao trong bảo quản và chế biến thủy sản
- Phân loại, đánh giá chất lượng quy trình chế biến các loại thủy sản
- Có thể tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ chế biến thủy sản.
- Tận dụng những sản phẩm chế biến đề làm ra thức ăn gia súc, dầu diesel sinh học, dầu cá, bột cá
Hy vọng bài viết trên của ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ mang đến cho các bạn những thông tin cần biết về khái niệm Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là gì? ngành Công nghệ chế biến thủy sản học ở đâu?. Từ đó các sinh viên có thể tự lựa chọn hướng đi đúng đắn cho mình trong tương lai sắp tới.