Tác dụng của thuốc Amantadine
Amantadine là một loại thuốc kháng virus, thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của virus cúm do đó thuốc thường được sử dụng trong điều trị dự phòng hoặc điều trị triệu chứng cúm A.
Trong các trường hợp người mắc bệnh cúm thì thuốc này sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng và đồng thời rút ngắn thời gian mắc bệnh để nhanh chóng được phục hồi. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh cúm thì bạn nên tiêm phòng cúm định kỳ 1 năm/ lần vào đầu mùa cúm để phòng tránh bệnh tốt nhất.
Bên cạnh đó thuốc còn được dùng điều trị bệnh Parkinson, điều trị các tác dụng phụ do thuốc, hóa chất hoặc các loại bệnh khác.
Ngoài ra Amantadine còn giúp cơ thể cải thiện sự vận động và khả năng tập luyện.
Tất nhiên Amantadine có tác dụng trong nhiều các loại bệnh khác mà chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp rõ ràng.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Amantadine
Hướng dẫn sử dụng
Thuốc Amantadine được dùng bằng đường uống kèm hoặc không kèm với thức ăn.
Người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ dùng một lần hoặc 2 lần/ ngày, liều thứ 2 nên uống vài giờ trước khi đi ngủ.
Đối với thuốc dạng siro thì nên dùng dụng cụ đo lường để có liều lượng dùng chính xác.
Liều lượng của từng người sẽ được chỉ định dựa vào mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe để phù hợp hơn. Tuyệt đối không nên tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Thuốc sẽ phát huy tốt hiệu quả nếu nồng độ thuốc trong cơ thể được duy trì không thay đổi. Do đó mà nên dùng thuốc vào khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Duy trì dùng thuốc cho đến khi đợt điều trị chấm dứt chứ không nên dừng lại ngay sau khi các triệu chứng thuyên giảm. Vì việc dùng thuốc quá sớm cũng có thể làm tái phát bệnh.
Hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu thuốc điều trị không có hiệu quả hoặc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn trước.
Liều dùng dành cho người lớn
- Dùng trong trường hợp dự phòng cúm
Sử dụng đường uống với 200mg/ ngày, chia đều thành 1 – 2 liều.
- Dùng trong trường hợp điều trị cho người lớn mắc cúm A
Sử dụng đường uống với 200mg/ ngày, chia đều thành 1 – 2 liều.
- Dùng trong trường hợp điều trị cho người lớn mắc bệnh Parkinson
- Liều điều trị đơn
Sử dụng uống 100mg/ ngày, chia làm 2 lần. Bắt đầu tác dụng thường trong 48 giờ.
- Liều kết hợp với các thuốc điều trị bệnh Parkinson
Ban đầu uống 100mg/ ngày/ lần.
Sau liều uống ban đầu khoảng vài tuần dùng tăng lên 100mg/ ngày/ 2 lần.
- Dùng trong điều trị cho người mắc phản ứng ngoại tháp
Dạng đường uống 100mg/ ngày/ 2 lần.
Liều dùng dành cho trẻ em
- Dùng trong trường hợp dự phòng cúm
Trẻ em từ 1 – 9 tuổi: Uống từ 4,4 – 8,8 mg/ kg/ ngày. Liều dùng tối đa không vượt quá 150mg/ ngày.
Trẻ em từ 10 – 12 tuổi: Uống 100mg/ ngày/ 2 lần.
- Theo liều lượng khuyến cáo của Ủy ban Khuyến cáo về Thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ ACPI và Viện khoa học trẻ em Hoa Kỳ:
Trẻ em từ 1 – 9 tuổi: Uống 5mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần. Liều lượng không vượt quá 150mg/ ngày.
Trẻ em lớn hơn 10 tuổi: Uống 5mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần.
Trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi: Uống 100mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần.
- Dùng trong điều trị cho trẻ em mắc cúm A
Trẻ em từ 1 – 9 tuổi: Uống 4,4 – 8,8 mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần. Liều lượng không vượt quá 150mg/ ngày.
Trẻ em từ 10 – 12 tuổi: Uống 100mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần.
- Theo liều lượng khuyến cáo của Ủy ban Khuyến cáo về Thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ ACPI và Viện khoa học trẻ em Hoa Kỳ:
Trẻ em từ 1 – 9 tuổi: Uống 5 mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần. Liều lượng tối đa không vượt quá 150mg/ ngày.
Trẻ em lớn hơn 10 tuổi: Uống 5mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần.
Trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi: Uống 100mg/ kg/ ngày/ chia làm 2 lần.
Tác dụng phụ của thuốc Amantadine
Trong quá trình sử dụng thuốc bạn có thể gặp phải một số phản ứng dị ứng như:
- Thường xuyên buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng và có cảm giác đau đầu.
- Thường gặp các giấc mơ lạ hay lo lắng, bồn chồn.
- Có các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón.
- Khô miệng, khô mũi.
- Khó để giữ thăng bằng.
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có cách sử lý kịp thời khi gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Cân nặng tăng nhanh chóng.
- Luôn có cảm giác hụt hơi ngay cả khi chỉ hoạt động nhẹ.
- Tâm trạng dễ bị kích động, hung hăng và buồn chán.
- Xuất hiện các hành vi làm tổn thương bản thân mình.
- Khó tiểu hoặc bị bí tiểu.
- Cơ thể sốt cao, cơ bắp bị cứng, vã mồ hôi nhiều.
- Rối loạn nhịp tim, thở không đều và có đôi lúc thấy bất tỉnh.
- Cử động cơ không ngừng nghỉ ở mắt, hàm, cổ.
- Toàn cơ thể run rẩy không kiểm soát.
Để các tác dụng phụ không ảnh hưởng đến sức khỏe thì ngay khi có triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc Amantadine thì nên thông báo ngay với các bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Tương tác thuốc
- Để hạn chế đến mức tối đa tương tác thuốc có thể xảy ra bạn nên liệt kê danh sách các thuốc đang sử dụng và đưa cho bác sĩ điều trị xem để có phương án điều chỉnh liều lượng và thời gian uống thuốc phù hợp. Hãy ghi hết tất cả các loại thuốc kể cả thuốc được kê toa, không được kê toa, thuốc bổ, thực phẩm chức năng, vitamin,... Bạn nên đặc biệt chú ý đến những loại thuốc như:
- Atropine (Atreya, Sal-Tropine).
- Dicyclomine (Bentyl).
- Propantheline (Pro-Banthine).
- Mepenzolate (Cantil).
- Glycopyrrolate (Robinul).
- Hyoscyamine (Anaspaz, Levbid, Levsin, Nulev).
- Methscopolamine (Pamine).
- Scopolamine (Maldemar, Scopace, Transderm-Scop).
- Thuốc lợi tiểu như triamterene (Dyrenium), hydrochlorothiazide (HCTZ, Dyazide, HydroDiuril, Hyzaar, Lopressor, Vaseretic, Zestoretic).
- Quinine (Qualaquin).
- Các thuốc phenothiazine như prochlorperazine (Compazine), thioridazine (Mellaril) và các thuốc khác.
- Quinidine (Cardioquin, Quinaglute).
- Hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình hình sức khỏe của bản thân để phân bổ thời gian, liều lượng một cách hợp lý nhất. Cụ thể các tình trạng sức khỏe như:
- Người mắc các triệu chứng của suy tim sung huyết.
- Có tiền sử mắc động kinh hoặc các biểu hiện của co giật.
- Mắc bệnh eczema.
- Thường xuyên có các triệu chứng của hạ huyết áp.
- Bị phù nề ngoại biên, sưng phù ở bàn tay, mắt cá chân hoặc ở cả phần bàn chân.
- Rối loạn tâm thần.
- Bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng và chưa tiến hành điều trị.
- Bệnh lý thận, gan có thể làm giảm tác dụng của thuốc do quá trình đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn.
- Ngoài ra thì chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động, hiệu quả của thuốc trong điều trị. Do đó bạn hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Amantadine
Do thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thị lực do đó mà người dùng nên chú ý không dùng thuốc trong thời gian lái xe hoặc làm các công việc cần đến sự tập trung.
Chưa có chứng minh rằng thuốc an toàn với nhóm người dùng phụ nữ mang thai hoặc trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Cho nên để đảm bảo không gây hại đến sức khỏe trẻ nhỏ, thai nhi thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.
Hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ vì mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau. Nên bảo quản thuốc Amantadine ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Tuyệt đối không nên để thuốc ở trong phòng tắm hay ngăn đá tủ lạnh. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về Amantadine là gì? Công dụng của Amantadine đối với sức khỏe. Tuy nhiên những thông tin được các giảng viên ngành Điều dưỡng chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.