Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Amaryl

Cập nhật: 23/10/2020 16:34 | Trần Thị Mai

Thuốc Amaryl được dùng như là một trị liệu phụ trợ cho việc ăn kiêng và tập thể dục nhằm kiểm soát đường huyết của bệnh nhân bị đái tháo đường type 2. Các thông tin về thuốc như liều dùng, cách sử dụng, tác dụng phụ... sẽ được chia sẻ chi tiết dưới bài viết! Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Amaryl

Tác dụng của thuốc Amaryl

Thuốc Amaryl có hoạt chất là glimepiride, thuộc nhóm Sulfonylurea thế hệ 2. Hoạt động bằng cách kích thích tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin – hormone của tuyến tụy chịu trách nhiệm chính trong việc đưa đường từ máu vào tế bào. Đồng thời tăng sự hấp thu đường từ máu vào tế bào cơ, tế bào mỡ và làm giảm sản xuất đường từ máu vào tế bào cơ, tế bào mỡ và làm giảm sản xuất đường ở gan. Từ đó mà Amaryl cũng là một loại thuốc đái tháo đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Thuốc Amaryl kết hợp cùng với Metformin trong việc ăn kiêng và luyện tập thể dục.

Kết hợp cùng với Insulin giúp người bệnh có được giảm mức đường huyết trong cơ thể. 

Đối tượng sử dụng thuốc Amaryl là người mắc bệnh đái tháo đường type 2, không phụ thuộc Insulin.

Ngoài ra Amaryl sẽ có thể điều trị trong các  trường hợp bệnh lý khác khi được bác sĩ chỉ định, tuy nhiên chưa được liệt kê đầy đủ ở trên. Có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp rõ ràng hơn.

Liều dùng và cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

Đọc kỹ thông tin trên nhãn thuốc để có liều lượng sử dụng chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.

Nên dùng Amaryl 1 lần/ ngày cùng với bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Nên uống thuốc với 1 ly nước đầy.

Hãy uống thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày để thuốc phát huy  hiệu quả tốt nhất và  tránh tình trạng bạn quên liều.

Amaryl chỉ là loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn chứ không người bệnh không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi  thấy lượng đường huyết đã ổn định mà nên duy trì dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng dành cho người lớn

Liều ban đầu nên sử dụng 1mg/ lần/ ngày.

Liều duy trì: Trong khoảng 1 – 2 tuần có thể tăng liều lượng lên với các mức như 1mg, 2mg, 3mg, 4mg. Liều lượng tối đa có thể tăng lên đến 8mg. Nên tham khảo bác sĩ để có liều lượng phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Liều dùng dành cho trẻ em

Hiện nay chưa có liều dùng an toàn dành cho trẻ em được nghiên cứu, do đó phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhằm hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ của thuốc

Khi nhận thấy trong quá trình dùng thuốc Amaryl có các triệu chứng dị ứng như khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi… thì ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách.

Một số các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc Amaryl như: 

  • Có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt.
  • Xuất hiện các triệu chứng cảm cúm.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Da chuyển màu nhợt nhạt.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng kèm theo triệu chứng phồng rộp, bong tróc.

Danh mục về tác dụng phụ ở trên không phải là đầy đủ do đó ngay khi có dấu hiệu, triệu chứng  khác lạ trên cơ thể thì nên thông báo với các bác sĩ để có hướng xử lý cụ thể.

thuoc-amary

Thuốc Amaryl có tác dụng hạ đường huyết bằng cách kích thích sản xuất insulin

Tương tác thuốc

Việc tương tác thuốc xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động và tác dụng của thuốc khi vào trong cơ thể người bệnh. Do đó nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc nào bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn và thực phẩm chức năng… thì hãy báo cho bác sĩ để đưa ra chỉ định phù hợp hơn. Một số các loại dược phẩm tương tác thuốc với Amaryl như:

  • Exenatide (Byetta);
  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOI);
  • Probenecid (Benemid);
  • Thuốc sulfa (Bactrim, SMZ-TMP, và những thuốc khác);
  • Insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác.
  • Aspirin hoặc các salicylat khác (kể cả Pepto Bismol);
  • Thuốc làm loãng máu (Coumadin, Jantoven);

Bên cạnh đó thì tình trạng sức khỏe của  người bệnh cũng làm  ảnh hưởng đến quá trình sử dụng Amaryl. Để đảm bảo Amaryl an toàn cho bạn, hãy nói với bác sĩ nếu bạn có:

  • Bệnh tim;
  • Thiếu enzyme còn gọi là thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD);
  • Bệnh gan hoặc thận;
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Dị ứng với thuốc sulfa;
  • Các vấn đề tuyến thượng thận hoặc tuyến yên;

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng có thể làm suy giảm tác dụng của thuốc, do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn, uống trong quá trình điều trị bệnh.

Một số những lưu ý trong sử dụng thuốc Amaryl

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú thì nên tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.

Không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc Amaryl vì có thể làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh tiểu đường của bạn.

Amaryl làm gia tăng khả năng bạn bị cháy nắng do đó hãy hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Hoặc sử dụng các biện pháp tránh nắng như mặc quần áo dài, đeo kính, thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài thời tiết nắng nóng.

Nếu dùng Amaryl trong quá trình điều trị người bệnh có thể bị suy giảm do hạ hoặc tăng đường huyết, thị lực bị ảnh hưởng. Do đó mà những người thường xuyên vận hành máy móc hoặc lái xe cần chú ý điều này.

Bảo quản thuốc Amaryl ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất, nhưng cần phải tránh những nơi ẩm ướt và nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. 

Chống chỉ định

  • Điều trị bệnh đái tháo đường lệ thuộc Insulin (type 1).
  • Tình trạng nhiễm Toan-Ceton do đái tháo đường, tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường.
  • Người dị ứng với Glimepirid, với các Sulfonylurea khác, Sulfamide khác hoặc bất cứ các thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy gan nặng và bệnh nhân được thẩm phân cần cân nhắc lợi ích trước khi sử dụng. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe nên dùng sang Insulin nhằm kiểm soát tốt sự chuyển hóa. 

Bài viết chia sẻ về thuốc Amaryl ở trên của các giảng viên ngành Cao đẳng Điều Dưỡng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Bạn đọc hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe.