Anti-D Immunoglobulin thường được dùng trong việc ngăn chặn sự sản xuất các kháng thể chống lại thai nhi mang nhóm máu Rh dương ở những trường hợp phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh âm.
Ngoài ra thuốc Anti-D Immunoglobulin cũng sẽ được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh lý khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Thuốc Anti-D Immunoglobulin có dạng bột pha tiêm, thuốc tiêm, dung dịch nên sẽ sử dụng để tiêm cho người bệnh. Việc tiêm sẽ được các chuyên viên y tế thực hiện để đảm bảo bạn dùng đúng liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Sau khi tiêm thuốc Anti-D Immunoglobulin người bệnh cần được theo dõi y tế trong ít nhất 20 phút.
Nếu việc dùng thuốc Anti-D Immunoglobulin không thấy có hiệu quả điều trị thì cần thông báo cho bác sĩ để được thay đổi liều trình phù hợp hơn.
Liều dùng dành cho người lớn
- Sử dụng tiêm bắp
Tiêm khoảng 500 đơn vị ngay sau khi phụ nữ sinh con. Tùy thuộc vào số lượng chảy máu qua thai nhi khi đánh giá bằng kiểm tra Kleihauer bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm liều bổ sung cần thiết.
- Dùng tiêm bắp trong trường hợp dự tiền sản thường xuyên
Sử dụng 2 liều 500 đơn vị được tiêm ở tuần thứ 28 và thứ 34 của thai kỳ.
- Dùng thuốc để truyền các thành phần máu D-dương tính cho những phụ nữ máu Rh(-) có khả năng mang thai.
Sử dụng tiêm bắp với 125 đơn vị/ ml của những tế bào chuyển.
- Dùng trong xuấthuyết do giảm tiểu cầu tự phát
Tiêm tĩnh mạch với liều lượng ban đầu 250 đơn vị/ kg và có thể chia làm 2 lần vào những ngày khác nhau.
Liều lượng duy trì với liều lượng 125 – 300 đơn vị/ kg, phụ thuộc vào khả năng đáp ứng lâm sàng mà người bệnh chỉ định.
- Dùng trong điều trị xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát
Sử dụng tiêm tĩnh mạch ban đầu với liều lượng 250 đơn vị/ kg, và có thể chia làm 2 lần vào những ngày khác nhau.
Liều lượng duy trì với liều lượng 125 – 300 đơn vị/ kg, phụ thuộc vào khả năng đáp ứng lâm sàng mà người bệnh chỉ định.
Liều dùng dành cho trẻ em
Hiện nay liều dùng dành cho trẻ em chưa được nhà sản xuất nghiên cứu và công bố nên tốt nhất các bậc phụ huynh tuyệt đối không dùng điều trị bệnh cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh sớm với phương pháp phù hợp.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc Anti-D immunoglobulin người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không phổ biến như:
- Có triệu chứng đau đầu dữ dội.
- Bề mặt da bị mẩn đỏ hoặc ngứa.
- Cơ thể người bệnh tăng nhiệt cao.
- Người bệnh run rẩy, ớn lạnh.
- Luôn thấy mệt mỏi.
Ngoài ra một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn khi dùng thuốc Anti-D immunoglobulin:
- Xảy ra các phản ứng dị ứng như khó thở, sốt cao, sưng họng, môi, lưỡi…
- Có triệu chứng của huyết áp thấp.
- Rối loạn nhịp tim kèm theo triệu chứng khó thở,
- Người bệnh buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Xuất hiện tình trạng đau ở các khớp.
- Vị trí tiêm có dấu hiệu sưng, đau, nóng, ngứa.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Dù là triệu chứng nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ biết để được thay đổi liều dùng cho phù hợp hơn.
Tương tác thuốc
Quá trình tương tác thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các loại thuốc hoặc cũng có thể làm gia tăng tác dụng phụ cho người bệnh. Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng... từ đó điều chỉnh liều dùng cho phù hợp hơn.
Một số các loại thuốc có thể xảy ra tương tác với Anti-D immunoglobulin như:
- Vắc xin sởi / quai bị / rubella;
- Vắc-xin sống.
Theo chia sẻ của giảng viên khoa Dược trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn bên cạnh đó thì tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, đặc biệt khi người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe như: Mức immunoglobulin A (IgA) trong máu thấp.
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
- Nếu người bệnh có bất cứ các thắc mắc nào thì hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết. Tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị sẽ đạt kết quả cao nhất. Đồng thời hạn chế được các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để hạn chế những nguy hiểm có thể gây ra cho trẻ nhỏ, thai nhi.
- Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, ẩm ướt. Không bảo quản thuốc ở trong phòng tắm hoặc ngăn đá. Chú ý không để thuốc ở tầm nhìn và tầm với của trẻ và vật nuôi. Mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau nên hãy chú ý đọc kỹ nhãn dãn hướng dẫn bảo quản để có cách cất giữ đúng, đảm bảo chất lượng tốt cho những lần dùng sau đó.
- Thuốc chống chỉ định dùng trong các trường hợp mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
Trên đây là những thông tin về thuốc Anti-D Immunoglobulin mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn đọc. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, để sử dụng thuốc một cách hiệu quả, an toàn cũng như hiểu rõ về tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra trước khi dùng thuốc bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.