Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Attapulgite điều trị tiêu chảy ngắn hạn

Cập nhật: 14/06/2021 17:46 | Trần Thị Mai

Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc Attapulgite dưới bài viết để hiểu rõ hơn tác dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng, tác dụng phụ xảy ra, những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc... Theo dõi bài viết chi tiết để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.              

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Attapulgite điều trị tiêu chảy ngắn hạn

Tác dụng của thuốc 

Attapulgite hoạt động bằng cách loại bỏ vi khuẩn và độc tố gây tiêu chảy và nhằm làm giảm sự mất nước nên thường dùng trong điều trị ngắn hạn chứng tiêu chảy. 

Bên cạnh đó thuốc Attapulgit còn làm giảm nhu động ruột khiến cho sự đào thải nước qua phân và giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa.

Ngoài ra thuốc Attapulgite sẽ được dùng trong điều trị cho các trường hợp bệnh lý khác, bạn đọc hãy hỏi bác sĩ để có lời giải đáp chi tiết hơn.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Nên tìm hiểu thông tin về thuốc in trên nhãn dán của sản phẩm để sử dụng đúng cách nhất.

Thuốc Attapulgite có các dạng bào chế là dung dịch uống, viên nén, hỗn dịch uống nên người dùng chú ý để sử dụng đúng cách nhất.

Để thuốc phát huy tốt tác dụng thì người bệnh nên chú ý khi uống Attapulgite với một cốc nước đầy. Có thể dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn đều được tuy nhiên để hạn chế kích ứng dạ dày xảy ra nên dùng thuốc sau khi ăn.

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và nuốt nguyên viên thuốc khi uống, tuyệt đối không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc vì sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của thuốc.

Nên dùng thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày để hạn chế tình trạng quên liều.

Việc dùng thuốc Attapulgite trong suốt một thời gian mà các triệu chứng của bệnh không được cải thiện thì hãy thông báo cho bác sĩ để được thay đổi liều dùng phù hợp hơn.

Liều dùng dành cho người lớn

Đối với dạng thuốc hỗn dịch uống, viên nén

Sử dụng uống với liều từ 1200 – 1500mg ngay sau khi có các triệu chứng tiêu chảy phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 9000mg trong 1 ngày.

Đối với dạng thuốc viên nén

Sử dụng uống với liều 1200mg ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 8400mg trong 1 ngày.

Liều dùng dành cho trẻ em

Dạng thuốc hỗn dịch uống

  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 1200 – 1500mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 9000mg trong 1 ngày.

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 600mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 4200mg trong 1 ngày.

  • Trẻ em từ 3 – 6 tuổi

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 300mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 2100mg trong 1 ngày.

  • Trẻ em dưới 3 tuổi

Với độ tuổi này tốt nhất nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng khi chưa tham khảo bác sĩ, dược sĩ vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Dạng thuốc viên nén uống

  • Trẻ em trên 12 tuổi

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 1200 – 1500mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 9000mg trong 1 ngày.

  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 750mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 4500mg trong 1 ngày.

  • Trẻ em từ 3 – 6 tuổi

Độ tuổi này trẻ nên sử dụng thuốc dạng hỗn dịch thay cho viên nén vì rất khó để uống.

Dạng viên nén nhai

  • Trẻ trên 12 tuổi

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 1200mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 8400mg trong 1 ngày.

  • Trẻ từ  6 – 12 tuổi

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 600mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 4200mg trong 1 ngày.

  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi

Sử dụng cho trẻ uống với liều từ 300mg, ngay sau khi đi tiêu phân lỏng. Liều dùng tối đa không vượt quá 2100mg trong 1 ngày.

  • Trẻ em dưới 3 tuổi

Với độ tuổi này tốt nhất nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng khi chưa tham khảo bác sĩ, dược sĩ vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ của thuốc

Attapulgite sẽ khiến cho người dùng gặp phải một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Xuất hiện các phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, đau ngực, sưng mặt, mũi, miệng, họng…
  • Mắc các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, chóng mặt.

Một số các tác dụng phụ của thuốc Attapulgite như:

  • Rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau bụng nhẹ, đầy hơi.
  • Táo bón.

Dù là xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ để có phương án xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa được liệt kê đầy đủ nên hãy tham khảo thêm ý kiến bác  sĩ nếu bạn có thắc mắc.

thuoc-Attapulgit
Thuốc Attapulgite dùng trong điều trị ngắn hạn chứng tiêu chảy

Tương tác thuốc

Nhằm hạn chế tới mức tối  đa tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh hãy cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng… đặc biệt các loại thuốc có thể xảy ra tương tác với Attapulgite như:

  • Trihexyphenidyl (Artane);
  • Penicillamine hoặc hormone tuyến giáp.
  • Muối citrat;
  • Benztropin (Cogentin);
  • Quinolone (như ciprofloxacin);
  • Tetracycline (như doxycycline);
  • Bisphosphonate (như alendronate);
  • Propoxyphene (Darvon), morphine và codeine.
  • Dicyclomine (Bentyl);
  • Loxapine (Loxitane);
  • Thuốc giảm đau nhóm opiat như oxycodone (Percocet),  hydrocodone (Vicodin);

Tình trạng sức khỏe mà người bệnh mắc phải cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:

  • Cơ thể sốt trong vài ngày và chưa khỏi.
  • Kiết lỵ.
  • Phân có máu hoặc kèm chất nhầy.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì liều lượng đã được hướng dẫn theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh.

Chú ý người bệnh bị tiêu chảy trong quá trình dùng thuốc Attapulgite cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể để bù lại lượng nước đã mất vì không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những triệu chứng khác.

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ nên cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy hại khi sử dụng thuốc. Để tránh gây hại cho thai nhi và trẻ nhỏ.

Trong trường hợp bạn quên liều dùng thuốc thì hãy uống càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu gần với thời gian uống liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo như đúng liệu pháp điều trị để không bị quá liều.

Trường hợp trẻ mắc tiêu chảy các bậc phụ huynh cần chú ý đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, không được để trẻ bỏ bữa. Nên cho trẻ ăn cháo loãng nấu thịt bằm hoặc súp… để dễ tiêu hóa hơn.

Thuốc Attapulgite chống chỉ định dùng trong các trường hợp mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.

Nhận thấy trẻ bị tiêu chảy và  không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 - 3 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng như sốt, phân lẫn máu, buồn nôn, bề mặt da xuất hiện phát ban... cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị với phác đồ phù hợp hơn.

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, hãy thông báo cho bác sĩ biết để có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. 

Trên đây là các thông tin được các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về thuốc Attapulgite hy vọng từ những chia sẻ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.