Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hướng dẫn sử dụng thuốc Adefovir đúng cách

Cập nhật: 14/01/2021 10:31 | Trần Thị Mai

Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuốc Adefovir dưới bài viết để hiểu rõ hơn tác dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng, tác dụng phụ xảy ra, những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc... Theo dõi bài viết chi tiết để có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích.                

Hướng dẫn sử dụng thuốc Adefovir đúng cách

Tác dụng của thuốc Adefovir

Adefovir hoạt động bằng cách làm chậm sự phát triển của virus nên thường được dùng trong điều trị nhiễm virus mãn tính ở gan như viêm gan B ở những người từ 12 tuổi trở lên. Thuốc sẽ không phải là phương pháp  chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B và không có tác dụng hạn chế ngăn chặn sự lây lan của viêm gan B cho người khác.

Ngoài ra thuốc Adefovir còn có tác dụng trong điều trị các bệnh lý khác chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng

Trước khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ các thông tin ghi trên nhãn dán của sản phẩm để biết cách sử dụng đúng.

Thuốc sử dụng theo đường uống hàng ngày hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất nên dùng thuốc với thức ăn để tránh kích ứng dạ dày có thể xảy ra.

Không nên tự ý sử dụng thuốc theo sở thích mà nên dùng theo đúng quy định để thuốc đạt hiệu quả cao nhất sau quá trình điều trị.

Trong trường hợp bạn quên liều thì nên sử dụng liều bù trong thời gian gần nhất, tuy nhiên nếu liều bổ sung gần với thời gian của liều kế tiếp thì nên dùng liều đó và bỏ qua liều cần uống bù để tránh gây ra tình trạng quá liều.

Không thích hợp để điều trị Adefovir đơn liệu đối với những trường hợp nhiễm cả viêm gan B và HIV. Nên xét nghiệm HIV được khuyến cáo trước và trong quá trình điều trị để đảm bảo bạn để được điều trị thích hợp.

Liều dùng dành cho người lớn

Dùng trong điều trị cho người mắc bệnh viêm gan B

Sử dụng 10g/ lần/ ngày. Tuy nhiên không nên dùng chung với thức ăn, tốt nhất nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng dành cho trẻ em

Dùng trong điều trị cho trẻ mắc bệnh viêm gan B

Trẻ trên 12 tuổi:  Sử dụng 10g/ lần/ ngày. Tuy nhiên không nên dùng chung với thức ăn, tốt nhất nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: Hiện tại nhà sản xuất chưa công bố liều dùng an toàn dành cho trẻ em, do đó các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý sử dụng cho trẻ để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe trẻ được điều trị đúng cách thì nên đưa con đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu người bệnh nhận thấy có các triệu chứng phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, lưỡi, môi hoặc họng… thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Tuy nhiên thuốc Adefovir có thể gây ra những nhiễm độc axit lactic nếu tích tụ trong cơ thể sẽ có thể gây tử vong. Thời gian càng kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thì người bệnh thì ngay khi có những triệu chứng của nhiễm axit dạng nhẹ, cụ thể như:

  • Cơ bị yếu hoặc đau cơ.
  • Cánh tay hoặc chân có cảm giác tê hoặc lạnh.
  • Xuất hiện các triệu chứng khó thở.
  • Cơ thể thấy chóng mặt, choáng váng và rất mệt mỏi.
  • Có triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Rối loạn nhịp tim, đập không đều.

Một số các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh do thuốc Adefovir gây ra như:

  • Tần suất đi tiểu giảm hoặc vô niệu.
  • Buồn nôn và có cảm giác đau bụng trên kèm theo triệu chứng chán ăn, vàng da hoặc mắt.
  • Bề mặt da ngứa nhẹ.
  • Cảm giác đau đầu dữ dội.

Tuy nhiên không phải ai cũng gặp những triệu chứng tác dụng phụ ở trên nên người bệnh hãy cùng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa được đầy đủ nên người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân trong quá trình dùng thuốc Adefovir để được xử lý nhanh chóng, kịp thời và không gây ra biến chứng.

thuoc-Adefovir
Bề mặt da ngứa nhẹ cũng là một trong các tác dụng phụ khi dùng thuốc Adefovir

Tương tác thuốc

Theo các giảng viên của trường chia sẻ người bệnh nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng… để hạn chế quá trình tương tác thuốc xảy ra. Một số các loại thuốc có thể tương tác với Adefovir như:

  • Chất tương tự nucleoside như didanosine, lamivudine.
  • Các loại thuốc có thể gây suy thận như: aminoglycosides, gentamicin, thuốc kháng viêm không steroid, tacrolimus, tenofovir, vancomycin…

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Cụ thể như:

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng như HIV/AIDS.
  • Có tiền sử mắc bệnh thận, bệnh gan.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Vì sẽ có những loại thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc Adefovir hoặc làm gia tăng các tác dụng phụ.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Adefovir

Đối với người có tiền sử mắc suy thận dùng thuốc Adefovir nên được kiểm tra các dấu hiệu suy giảm chức năng thận 3 tháng/ lần.

Hiện tại chưa có nghiên cứu về liều dùng an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thì hãy nên cân nhắc cẩn thận nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng để tránh gây hại nên sức khỏe thai nhi và trẻ nhỏ.

Nên ngưng điều trị bằng adefovir nếu có sự tăng nhanh nồng độ aminotransferase, bị gan to tiến triển hoặc gan nhiễm mỡ hoặc nhiễm acid chuyển hóa hoặc nhiễm acid lactic không rõ nguyên nhân, cần thận trọng khi sử dụng adefovir cho bệnh nhân bị gan to hoặc có các yếu tố nguy cơ khác về bệnh gan.

Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp mẫn cảm hoặc quá dị ứng với các thành phần của thuốc.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Adefovir hy vọng từ những chia sẻ của các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.