Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Liều dùng thuốc Acamprosate cho người nghiện rượu ra sao?

Cập nhật: 25/10/2022 14:25 | Trần Thị Mai

Acamprosate là loại thuốc mới được dùng để cai rượu với những trường hợp nghiện rượu. Cách dùng ra sao và những điều gì cần phải lưu ý xuyên suốt quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể dưới bài viết để có thêm nhiều thông tin. Mời bạn đọc cùng theo dõi!      

Liều dùng thuốc Acamprosate cho người nghiện rượu ra sao?

Thuốc Acamprosate hoạt động bằng cách khôi phục sự cân bằng tự nhiên của các chất hóa học trong não dẫn truyền thần kinh từ đó làm thay đổi sự dẫn truyền của GAGB và glutamine tại não bộ dẫn tới nhu cầu giảm uống rượu nên thường được sử dụng trong cai nghiện rượu.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng

Trước khi dùng thuốc bạn nên ngưng uống rượu để hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Thuốc được dùng kèm với thức ăn hoặc không kèm với thức ăn đều được, sử dụng 3 lần/ ngày.

Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có hiệu quả tốt sau khi điều trị bệnh.

Khi dùng thuốc nên nuốt cả viên, tuyệt đối không nghiền nát hoặc nhai các viên thuốc vì sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của thuốc.

Duy trì điều trị thuốc thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. Nên dùng thuốc ở một thời điểm nhất định trong ngày để tránh tình trạng quên liều.

Liều dùng dành cho người lớn

  • Dùng trong trường hợp cai rượu cho người trưởng thành

Sử dụng uống 666mg/ ngày. Uống làm 3 lần.

  • Dùng trong trường hợp cai rượu cho người lớn tuổi

Sử dụng uống 666mg/ ngày. Uống làm 3 lần.

Lưu ý nên chú trọng dùng đúng liều khi dùng cho người cao tuổi vì chức năng thận dễ bị suy giảm trong điều trị bệnh này.

Liều dùng dành cho trẻ em

Hiện nay chưa có nghiên cứu về liều dùng an toàn dành cho trẻ em nên tốt nhất các bậc phụ huynh không nên tự ý cho  trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tốt nhất nên cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp, chính xác với tình trạng bệnh.

>> Tham khảo: Mức học phí trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn để có thêm lựa chọn trường học phù hợp

Tác dụng phụ của thuốc

Các giảng viên Trường Cao đẳng Dược chia sẻ trong một vài trường hợp người bệnh dùng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ thì sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Acamprosate như:

  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu và buồn ngủ.
  • Thị lực bị ảnh hưởng, đặc biệt là tầm nhìn bị hạn chế.
  • Có các vấn đề về trí nhớ.
  • Bị ốm  yếu thường xuyên, cơ thể mệt mỏi và cảm cúm hoặc cảm lạnh.
  • Các vấn đề gặp phải về xương khớp như đau lưng, đau khớp…
  • Ở nam giới bị liệt dương, không có hứng thú trong việc quan hệ tình dục.
  • Bề mặt da có phát ban nhẹ hoặc ngứa ran.
  • Miệng khô, ăn không ngon và mất vị giác.
thuoc-acamprosate
Acamprosate được bào chế và sản xuất dưới dạng viên nén 

Bên cạnh đó còn có các triệu chứng bệnh nặng hơn mà cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để được thăm khám và điều trị, cụ thể như:

  • Hành vi, cảm xúc bị thay đổi.
  • Dễ có các hành động bị tự làm tổn thương chính bản thân mình.
  • Ngất hoặc có cảm giác sắp ngất.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Trong lượng cơ thể tăng nhanh chóng.
  • Tần suất đi tiểu ít hơn hoặc có thể không đi tiểu được.
  • Có các triệu chứng sưng tấy.
  • Dù là mắc tác dụng phụ nào của thuốc thì người bệnh cần tham khảo ý kiến bác  sĩ, dược sĩ chuyên khoa để có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều mắc tác dụng phụ ở trên nên bạn không cần quá lo lắng.

>> Tìm hiểu: Ngành Cao đẳng Xét Nghiệm Y học TPHCM để có nhiều thông tin về ngành học đang thu hút được nhiều bạn trẻ theo học

Tương tác thuốc

Có những loại thuốc nếu dùng chung với Acamprosate sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Do đó hãy thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, những thực phẩm chức năng… để từ đó sắp xếp liều dùng cho phù hợp hơn.

- Ngoài ra thì chế độ dinh dưỡng trong quá trình dùng thuốc Acamprosate cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết. Rượu với thuốc lá cũng có thể gây ra tương tác với một vài loại thuốc nhất định.

- Bên cạnh đó cũng có những tình trạng sức khỏe của người bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc. Hãy thông báo với bác sĩ biết nếu bạn có bất cứ bệnh lý nào. 

  • Người mắc bệnh thận ở mức độ nặng.
  • Bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm.
  • Thường có ý nghĩ muốn làm hại bản thân và ý định tự tử.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Acamprosate

Thuốc Acamprosate trong nhóm thuốc C nên có thể gây nguy hại đến cho người sử dụng. Do đó nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc để hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng thuốc Acamprosate thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về liều dùng an toàn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về nguy cơ, lợi ích trước khi dùng thuốc.

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Cũng như các bệnh khác, bệnh nghiện rượu sẽ làm ảnh hưởng đến thể trạng và tâm lý của bạn. Do đó cần phải được điều trị cả về thân thể lẫn trí óc. Nên ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các liệu pháp tâm lý - xã hội để thay đổi được hành vi và dần thích nghi với tình trạng không cần dùng đến rượu.  Một số các liệu pháp tâm lý - xã hội như: các buổi họp mặt Alcoholics Anonymous, tư vấn, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm và liệu pháp bệnh viện. Có các trung tâm đặc biệt ở địa phương của bạn cung cấp loại điều trị này. Bác sĩ có thể chuyển bạn đến các nơi điều trị tâm lý – xã hội phù hợp với bạn.

Trên đây là những thông tin về thuốc Acamprosate với công dụng điều trị cai rượu hiệu quả. Hi vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.