Tác dụng của thuốc Alfuzosin
Thuốc Alfuzosin hay còn gọi là Xatral thuộc nhóm thuốc hỗ trợ các bệnh lý đường tiết niệu và hoạt động bằng cách thư giãn các cơ ở tuyến tiền liệt và bàng quang chính điều này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng như khó khăn khi tiểu, dòng tiểu yếu và có nhu cầu đi tiểu bình thường hoặc khẩn cấp ngay cả khi vào ban đêm.
Thuốc cũng có thể được dùng trong phòng tránh sỏi thận khi đi tiểu.
Ngoài ra thì thuốc Alfuzosin còn được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý khác, tuy nhiên thuốc sẽ không được dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất thì người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng và cách sử dụng của thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Trước khi tiến hành sử dụng thuốc thì người bệnh nên đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn dán của sản phẩm.
Uống thuốc một lần/ ngày sau bữa ăn và tuyệt đối không nên nhai thuốc dạng nén vì như vậy sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ nên uống toàn bộ viên thuốc để không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của thuốc.
Thuốc sẽ phát huy tác dụng nếu người bệnh dùng uống thuốc cùng với thứ ăn. Không nên uống thuốc trong lúc bụng đói vì có thể làm kích ứng dạ dày hoặc ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thuốc.
Trong quá trình uống thuốc trong khoảng một giờ thì thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp của người bệnh ngay từ lần đầu dùng thuốc. Theo dõi cơ thể thường xuyên để tránh ngất xỉu khi bị tụt huyết áp.
Uống thuốc thời xuyên cùng một thời điểm trong ngày để hạn chế đến mức tối đa tình trạng quên liều.
Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu quá trình điều trị bằng thuốc mà không cải thiện hoặc diễn biến ngày càng xấu hơn.
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn, không tự ý dùng theo sở thích của bản thân, ngừng hoặc tăng giảm liều dùng.
Liều lượng điều trị dành cho người lớn
Dùng trong điều trị cho người bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
Thuốc dạng viên nang phóng thích kéo dài: Sử dụng 10mg uống một lần/ ngày. Sau khi ăn cùng một thời điểm trong ngày.
Liều lượng điều trị dành cho trẻ em
Hiện nay liều lượng an toàn dành cho trẻ em chưa được công bố, cho nên phụ huynh không nên tự ý dùng nếu chưa nắm rõ thông tin thuốc cho trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ em xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì nên đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn dùng thuốc mà có dấu hiệu dị ứng như khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng hay bề mặt da nổi phát ban thì ngay lập tức cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Một số các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc như:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
- Có các triệu chứng chóng mặt nhẹ.
- Đau đầu dữ dội.
- Xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, đau họng, hắt xì hơi…
Một vài tác dụng phụ nguy hiểm hơn như:
- Đột ngột đau ngực hoặc tình trạng xấu hơn có thể ngất đi.
- Chán ăn và buồn nôn, đau bụng.
- Sốt nhẹ kèm theo triệu chứng bề mặt da thay đổi.
- Phân và nước tiểu có dấu hiệu đổi màu, nước tiểu đậm màu hơn, phân màu đất sét.
- Luôn có cảm giác muốn đi ngoài.
- Dương vật liên tục cương cứng trong nhiều giờ, có cảm giác đau dữ dội.
Dù là triệu chứng nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì người bệnh cần theo dõi cơ thể thường xuyên, nếu có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được xử lý chính xác, kịp thời.
Tuy nhiên danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa phải danh mục đầy đủ nhưng người bệnh cũng không cần quá lo lắng.
>> Tìm hiểu thêm: Các thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM để có sự lựa chọn đúng đắn ngành học và nghề nghiệp trong tương lai
Tương tác thuốc
- Để hạn chế đến mức tối đa tương tác thuốc có thể xảy ra bạn nên liệt kê danh sách các thuốc đang sử dụng và đưa cho bác sĩ điều trị xem để có phương án điều chỉnh liều lượng và thời gian uống thuốc phù hợp. Hãy ghi hết tất cả các loại thuốc kể cả thuốc được kê toa, không được kê toa, thuốc bổ, thực phẩm chức năng, vitamin,... Một số các loại thuốc tương tác với Alfuzosin như:
- Arsenic trioxide (Trisenox);
- Diltiazem (Cardizem CD, Cartia XT, Tiazac);
- Cimetidine (Tagamet);
- Conivaptan (Vaprisol);
- Thuốc chống loạn thần như chlorpromazine (Thorazine), clozapine (FazaClo, Clozaril), haloperidol (Haldol), pimozide (Orap), thioridazine (Mellaril) hoặc ziprasidone (Geodon);
- Thuốc giảm đau gây nghiện như methadone (Dolophine, Methadose).
- Droperidol (Inapsine);
- Thuốc trị đau nửa đầu như sumatriptan (Imitrex) hoặc zolmitriptan (Zomig);
- Enoxacin (Penetrex);
- Atenolol (Tenormin);
- Thuốc chống buồn nôn và nôn mửa như dolasetron (Anzemet) hoặc ondansetron (Zofran);
- Imatinib (Gleevec);
- Thuốc trị bệnh lao như isoniazid;
Hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình hình sức khỏe của bản thân để phân bổ thời gian, liều lượng một cách hợp lý nhất. Cụ thể các tình trạng sức khỏe như:
- Có tình trạng đau thắt ngực mức độ nặng.
- Người bệnh có tiền sử về vấn đề nhịp tim.
- Mắc hạ huyết áp tư thế.
- Các bệnh lý về thận, gan.
Ngoài ra thì chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động, hiệu quả của thuốc trong điều trị. Do đó bạn hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Duy trì tiếp tục các biện pháp điều trị đặc hiệu tình trạng suy mạch vành, ngay cả khi các dấu hiệu được cải thiện.
Đối tượng sử dụng thuốc là người lớn tuổi thì không nên dùng quá 10mg/ ngày.
Nên dùng liều đầu tiên Alfuzosin với thức ăn trước khi đi ngủ để cơ thể thích ứng với tác dụng của thuốc và hạn chế đến mức tối đa xảy ra các chấn thương do chóng mắt hoặc ngất xỉu.
Để đảm bảo không gây hại đến sức khỏe trẻ nhỏ, thai nhi thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc vì hiện tại vẫn chưa có chứng minh liều dùng an toàn với đối tượng sử dụng là phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ vì mỗi loại thuốc sẽ có phương pháp bảo quản khác nhau. Tuyệt đối không nên để thuốc ở trong phòng tắm hay ngăn đá tủ lạnh. Nên bảo quản thuốc Alfuzosin ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Alfuzosin, hy vọng từ những chia sẻ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn có thắc mắc về thuốc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.