Thuốc Transamin® và công dụng đều trị chứng chảy máu bất thường
Tác dụng của thuốc Transamin®
Thuốc transamin được sử dụng thường xuyên trong việc điều trị chứng chảy máu bất thường và các triệu chứng xảy ra ở những người bị mắc bệnh xuất huyết như: ban xuất huyết, thiếu máu không tái sinh, ung thư, bạch cầu, đờm có máu, ho ra máu khi mắc bệnh lao phổi, xuất huyết ở thận, bộ phận sinh dục, chảy máu do phì đại tuyến tiền liệt, xuất huyết bất thường trong quá trình phẫu thuật và xuất huyết âm đạo.
Thuốc Transamin® có những dạng và hàm lượng sau:
- Dung dịch tiêm truyền 50mg/ml với ống tiêm 5ml;
- Viên nang 250mg;
- Viên nén 500mg.
Cách sử dụng thuốc transamin
- Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Bạn không nên tự ý sử dụng liều cao hơn hoặc thấp hơn hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc hơn so với quy định khi kê toa.
- Khi sử dụng thuốc có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn tùy thuộc vào yêu cầu của bác sĩ. Bạn có thể uống thuốc cùng với bữa ăn để giảm hiện tượng kích ứng dạ dày đồng thời nên uống thuốc cả viên với một ly nước đầy.
- Bạn nên bảo quản thuốc trong nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.
- Không để thuốc trong phòng tắm hoặc trong tủ lạnh. Mỗi loại thuốc có thể có những cách bảo quản khác nhau vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không được để thuốc trong tầm với của trẻ em và vật nuôi.
- Hãy vứt thuốc đúng nơi quy định không được vứt bừa bãi ra môi trường, ống nước khi không sử dụng nữa.
Thuốc có nhiều dạng và hàm lượng dùng
Liều dùng của thuốc cầm máu transamin
Những thông tin cung cấp trong bài hoặc trên nhãn thuốc không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ. Để quá trình sử dụng thuốc đúng đắn, an toàn nhất, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng cho người lớn
- Liều dùng thông thường: uống 1-2 viên nang 250mg, 3 lần/ngày hoặc 1 viên nén 500mg, sử dụng 3-4 lần/ngày.
- Liều dùng cho người bệnh bị xuất huyết âm đạo: sử dụng 2-4 viên nén 1g, chia thành 3 lần/ngày. Bắt đầu uống thuốc vào ngày đầu tiên của chu kỳ.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: sử dụng 5-10ml/ngày tương đương với 250-500mg chia thành 1-2 liều dùng.
- Một số trường hợp sử dụng cho trong hoặc sau khi giải phẫu, người bệnh sẽ được truyền tĩnh mạch chậm 10-50ml tương đương với 500-2500mg.
Liều dùng cho trẻ em
Thuốc transamin vẫn chưa được nghiên cứu và xác định về độ an toàn khi sử dụng cho trẻ em vì vậy bạn không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc transamin
Trong quá trình uống thuốc bạn có thể gặp phải một số tương tác, phản ứng phụ như sau:
- Buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt;
- Đau ngực, đau hàm, đau cánh tay phải;
- Thở dốc đột ngột, ho ra máu, ngất xỉu;
- Sưng đau nóng ở háng, bắp chân, cánh tay;
- Gây ra hiện tượng lú lẫn, yếu một bên cơ thể, thị lực thay đổi.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc
- Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều lượng quy định và gây ra những biểu hiện khác thường nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
- Trong trường hợp quên liều thuốc, bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt và tránh việc sử dụng gấp đôi liều.
- Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bạn hãy liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả đơn kê toa, không được kê toa, thuốc bổ, thực phẩm chức năng và đưa cho bác sĩ xem.
- Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi.
- Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc cho người đang bị mắc các bệnh: có các cục máu đông trong một số bộ phận cơ thể, xuất huyết trong não, người gặp phải các vấn đề về thị giác, màu sắc.
- Hiện nay vẫn chưa có thông báo, nghiên cứu chính thức nào về mức độ an toàn hoặc rủi ro trong quá trình uống thuốc khi sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú vì vậy cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Những thuốc có thể tương tác với thuốc cầm máu transamin gồm: Chất làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như warfarin, heparin; Thuốc ngăn ngừa chảy máu (bao gồm phức hợp yếu tố IX, thuốc ức chế đông tụ); Estrogen, ngừa thai nội tiết như viên thuốc, miếng dán, vòng ngừa thai.
- Hãy hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống trong quá trình sử dụng thuốc để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
- Không được tự ý ngưng thuốc hoặc kéo dài thời gian uống thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
- Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc vì vậy hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình hình cơ thể hiện tại của bạn để có phương án điều chỉnh liều lượng, thời gian uống thuốc hiệu quả.
Trên đây là những điều cần biết về thuốc cầm máu transamin đã được Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp cung cấp. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi để có được những kiến thức hữu ích nhất về sức khỏe và giáo dục.