Thuốc Nexium
Thuốc Nexium là thuốc gì?
Nexium là một trong những thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày và được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày cũng như các bệnh khác liên quan đến axit dạ dày quá nhiều như hội chứng Zollinger-Ellison. Thuốc này cũng được sử dụng để thúc đẩy chữa bệnh thực quản ăn mòn.
Nexium có tác dụng:
- Điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Các hội chứng liên quan đến acid dạ dày quá mức như Zollinger-Ellison.
- Hoặc thúc đẩy việc chữa viêm thực quản (gây ra bởi acid dạ dày).
- Phòng ngừa loét dạ dày do nhiễm trùng bằng helicobacter pylori (H. pylori)
- Làm giảm dần các triệu chứng ợ nóng.
Chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc
Chỉ định sử dụng
Thuốc được chỉ định dùng cho những bệnh nhân mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản trên, bệnh nhân bị bệnh viêm thực quản, bệnh nhân có triệu chứng trào ngược nặng. Thuốc được dùng như một liệu pháp thay thế cho dạng uống khi liệu pháp dùng qua đường uống không còn thích hợp nữa.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc cho những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Cách sử dụng thuốc nexium và liều dùng
Bạn nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy đúng tác dụng.
Liều dùng cho người lớn và trẻ hơn 12 tuổi:
- Dùng để chữa viêm xước thực quản do trào ngược: 40 mg, 1 lần/ngày trong 4 tuần. Phòng tái phát viêm thực quản đã chữa lành: duy trì 20 mg, 1 lần/ngày.
- Dùng cho người có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: : 20mg, 1 lần/ngày.
- Chữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori: Thuốc Nexium 20 mg dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày. Phòng tái phát dùng tiếp 20mg/lần cùng các thuốc khác theo hướng dẫn của Bác sĩ!.
Liều dùng cho trẻ vị dưới 12 tuổi:
- Dùng để chữa viêm loét tá tràng do Helicobacter pylori gây ra: 30-40kg: Nexium 20 mg 2 lần/ngày trong 1 tuần.
- Bạn có thể cho bé uống Nexium dạng gói chứa cốm kháng dịch dạ dày.
Thuốc nexium dạng gói
Một số lưu ý thận trọng trong lúc dùng :
Bạn nên thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xảy ra những triệu chứng như sụt cân đáng kể không rõ nguyên nhân, buồn nôn hoặc nôn ra máu và đại tiện ra máu đen thì nên đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu trên súc vật, việc dùng nexium không cho thấy thuốc có tác động gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho sự phát triển của thai nhi, sinh nở và sau khi sinh. Những nghiên cứu trên phụ nữ cho con bú vẫn chưa được thực hiện vì vậy để đảm bảo an toàn thì bạn không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Thuốc Nexium có những tác dụng phụ nào?
Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào sau đây:
- Da bị phồng rộp, bỏng rát.
- Cơ thể luôn cảm thấy ớn lạnh, chóng mặt, buồn ngủ.
- Bạn có thể luôn cảm thấy bị đầy hơi, khó tiêu, nước tiểu sẫm màu, táo bón.
- Ho, đau khớp, đau cơ, đau dạ dày, đau bụng, đau lưng,
- Sưng phù, sưng mắt, sưng quanh mắt, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi,...
- Co thắt cơ uốn ván.
Tác dụng phụ phổ biến sau khi uống thuốc
Thay đổi khẩu vị, buồn ngủ bất thường, nổi mụn trứng cá, đau lưng, khí thừa trong dạ dày hoặc ruột, cảm giác đầy bụng, rụng tóc, yếu cơ, nhìn, thính giác, hoặc cảm nhận những điều không có, sưng hoặc đau nhức ngực ở cả phụ nữ và nam giới, viêm miệng, sưng khớp.
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến hệ thần kinh:
- Nhức đầu: 10,9%
- Chóng mặt, buồn ngủ: 1 – 10%
- Giảm cảm giác: 0,1 – 1%
- Bệnh não gan: ít hơn 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến hệ tiêu hóa:
- Nôn: 10.3%
- Đau bụng, lành tính tuyến tiền liệt, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, xuất huyết loét dạ dày , đau thượng vị, viêm dạ dày, buồn nôn: 1% – 10%
- GI candida, viêm miệng: 0,01% – 0,1%
- Viêm đại tràng: ít hơn 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến hệ hô hấp:
- Ho, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, thở nhanh (ở trẻ em): 1% – 10%
- Thiếu máu: 0,1% – 1%
- Tắc nghẽn phế quản: 0,01% – 0,1%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến da liễu:
- Ngứa: 1% – 10%
- Viêm da, phát ban, nổi mề đay: 0,1% – 1%
- Tăng tiết mồ hôi, nhạy cảm ánh sáng: 0,01% – 0,1%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến tim mạch:
- Tăng huyết áp: 1% – 10%
- Phù ngoại biên: 0,1% – 1%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc dạ dày nexium đến cơ xương khớp:
- Đau lưng đột cổ: 1% – 10%
- Gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống: 0,1% – 10%
- Đau cơ: 0,01% – 0,1%
- Cơ bắp yếu: ít hơn 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến nội tiết:
- Tăng gastrin huyết thanh: 1% – 10%
- Gynecomastia: ít hơn 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến gan: Viêm gan có/không vàng da: 0,01% – 0,1%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến mắt:
- Nhìn mờ: 0,1% – 1%
- Rối loạn giờ giấc: 0,01% – 0,1%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến tâm thần:
- Mất ngủ: 0,1% – 1%
- Kích động, trầm cảm: 0,01% – 0,1%
- Ảo giác: dưới 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium trong huyết học:
- Giảm bạch cầu, tiểu cầu: 0,01% – 0,1%
- Mất bạch cầu hạt, pancytopenia: ít hơn 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium trong chuyển hóa:
- Hạ Natri máu: 0,01% – 0,1%
- Giảm canxi/kali máu: ít hơn 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium khi mẫn cảm: Phản vệ phản ứng, sốc, phù mạch, phản ứng quá mẫn: 0,01% – 0,1%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium đến bệnh thận: Viêm thận kẽ có/không có suy thận: ít hơn 0,01%
Tỷ lệ bệnh nhân gặp ảnh hưởng của thuốc nexium trong trường hợp khác:
- Tai nạn hoặc thương tích, sốt, sốt xuất huyết: 1% – 10%
- Suyễn, đau đầu, phù mặt, mệt mỏi, rối loạn giống như cúm, phù chân, viêm tai giữa, đau, ù tai: 0,01% – 0,1%.
Lời khuyên của bác sỹ dành cho bạn trước khi dùng thuốc nexium
- Không nên sử dụng nexium nếu bạn bị dị ứng với thành phần esomeprazole hoặc với các thuốc tương tự như lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec, Zegerid), pantoprazole (Protonix) hoặc rabeprazole (AcipHex).
- Nếu bạn đang mắc phải một trong những bệnh về gan nặng, loãng xương (ở mọi mức độ) hoặc lượng magie trong máu thấp, đều cần phải thông báo với bác sĩ.
Trên đây là những thông tin bổ ích về thuốc nexium do Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp cung cấp. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất về thuốc, sức khỏe và giáo dục. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.