Ông M được điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Theo gia đình ông Quý cho biết, Ông M đang đi làm việc thì bất ngờ bị tức ngực trái, khó thở, choáng váng đầu óc. Sau khi được đưa vào việc cấp cứu thì càng đau dữ dội hơn, loạn nhịp rung thất và tim ngừng đập ngay sau đó.
Trong tình hình khẩn cấp, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách: thở máy, lọc máu liên tục, kiểm soát huyết động, kiểm rối loạn nhịp tim và đặc biệt là việc sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não cho bệnh nhân.
Sau khi không ngừng thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, nỗ lực kiên trì thay nhau liên tục thổi ngạt, ép tim, sốc điện gần 60 phút thì hệ tuần hoàn của bệnh nhân đã được tái lập. Ông M được đặt nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, điện tim nhịp nhanh xoang và phải duy trì ba thuốc vận mạch liều cao.
Trước đây, ông M. được chuẩn đoán là đã có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy thận và được chẩn đoán sốc tim do nhồi máu cơ tim rộng cấp, biến chứng loạn nhịp tim phức tạp, suy đa tạng và hôn mê sau ngừng tuần hoàn.
Trong ngày đầu tiên bệnh nhân điều trị liên tục bị rối loạn nhịp thất và phải cấp cứu ngừng tuần hoàn 3 lần, luôn trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, sau khi được các bác sĩ sử dụng nhiều loại biện pháp hồi sức khác nhau bệnh nhân đã dần có những chuyển biến tốt, không bị loạn nhịp tim, huyết động ổn định, không phải uống thuốc vận mạch nữa và chỉ còn duy trì thuốc trợ tim liều thấp.
Ông M đã phục hồi trước sự tận tình chăm sóc của các bác sĩ
Theo Ths.Bs Hà Mạnh Hùng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BVĐK tỉnh Quảng Ninh): “Bệnh nhân M. ngừng tuần hoàn 4 lần, có lần tim ngừng đập gần 1 tiếng đồng hồ, chỉ còn 1% hy vọng sống sót. Theo phác đồ của thế giới, nếu hồi sức 30 phút mà đánh giá bệnh nhân không có dấu hiệu hồi phục thì đành phải ngưng hồi sức. Tuy nhiên khi đó chúng tôi nhận thấy trường hợp này là bệnh cấp tính, bệnh nhân còn khá trẻ, lại vốn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý mãn tính trước đó nên kíp cấp cứu đã kiên trì đến cùng, áp dụng tất cả các biện pháp với hy vọng “còn nước còn tát”.
Trong quá trình phục hồi các bác sĩ cũng đã gặp không ít khó khăn do bệnh nhân có biến chứng ngừng tuần hoàn và các tế bào não thiếu oxy trong thời gian dài gây tổn thương không nhỏ. Nhưng vì bệnh nhân được đưa tới bệnh viện kịp thời, chuẩn đoán nhanh, chính xác kếp hợp kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để tế bào não đã phục hồi. Bệnh nhân tỉnh lại không bị di chứng nặng nề về thần kinh.
Kết quả là sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, có thể tự thở tốt, không còn biểu hiện đau ngực và có thể nói chuyện, tiếp xúc bình thường.
Nguồn tin được Giảng viên Đặng Thùy Linh Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp.