'Trước biển' của nhà thơ Vũ Quần Phương và tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vào đề thi.
Đề thi Ngữ Văn năm nay rơi vào bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua góc nhìn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường?. Câu nghị luận xã hội đề cập sức mạnh ý chí con người.
Câu 3 điểm hỏi về bài thơ Trước Biển của tác giả Vũ Quần Phương.
Tại điểm thi THPT Ngô Quyền, Hà Nội, một số thí sinh ra sớm vì đề thi khá khó, đề thi có tính phân loại thí sinh cao. Tuy nhiên cũng có một số thí sinh khác lại nhận định đề khá hay và phân bố rõ ràng.
Đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Một thí sinh tại điểm thi trường Tô Hiệu, Hà Nội cho biết, sợ thi nhất vào "Hai con sông" ở đây chỉ bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường vì đây là hai tác phẩm mà thí sinh "khó nhằn" nhất.
"Phần Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học em hiểu tới đâu làm tới đó cho có điểm. Em hy vọng đủ điểm môn Văn để xét tốt nghiệp", thí sinh Minh Hoàng (lớp 12CA3 THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa) cho biết.
Tại điểm thi THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP Nha Trang), thí sinh Ngô Vũ Hoàng cho biết phần 5 điểm theo em là khá khó. "Do phần này yêu có nhiều ý, yêu cầu phân tích sâu nên em chỉ làm được khoảng 2 3 điểm", Hoàng nói.
Nguyễn Kiều Trang (THPT Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: "Trước kỳ thi em dự đoán 90% vào Vợ chồng A Phủ, đến khi đọc đề em khá sốc, vì đây là bài đọc thêm trong SGK nên em nghĩ đề sẽ không ra vào bài này! Em chỉ làm được câu nghị luận xã hội, còn câu 5 điểm em chỉ làm được một ít, em nghĩ em được khoảng 3 điểm cho bài thi hôm nay!"
Đề văn có khó có dễ!
Theo một số giáo viên môn văn Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM, nhận định đề văn năm nay quá khó, đặc biệt là câu I.
Thông thường trong đề thi môn ngữ văn thì câu I thường là câu cho học sinh dễ lấy điểm để tốt nghiệp. Tuy nhiên, đề năm nay cho ra đoạn trích có ý nghĩa rất rộng, nếu thí sinh không cẩn thận rất dễ viết lan man, không đúng trọng tâm của câu hỏi.
"Câu II phần nghị luận văn học cũng thử thách thí sinh. Câu III phần nghị luận văn học thì có vẻ "trúng tủ" với một số thí sinh khi các em đoán trúng đề. Tuy nhiên, để đạt điểm tối đa ở câu này không phải dễ dàng".
Trong đề thi chỉ có câu 2 phần làm văn tương đối khó và phân loại thí sinh. "Ai đã đặt tên cho dòng sông" nằm trong phần phân ban nâng cao nên có thể thí sinh sẽ gặp khó khăn nếu không nghiên cứu sâu. Hơn nữa, bản thân tác phẩm là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện dưới dạng bút ký. Thể loại bút ký luôn khó.
Ngoài ra, toàn bộ tác phẩm nói về dòng sông Hương với 4 chặng: thượng nguồn, ngoài vi thành Huế, trong thành phố Huế và ra biển. Đề thi chỉ yêu cầu nói về phần lát cắt ở thượng nguồn nên sẽ khó với nhiều học sinh và đây là câu phân loại. Nếu viết về toàn bộ 4 chặng học sinh sẽ dễ làm hơn nhưng như thế không đủ thời gian.
Theo một số ý kiến của các thầy cô khác nhận định về cấu trúc đề thi năm nay cơ bản giữ nguyên như đề thi năm trước, bám sát đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó. Riêng câu Nghị luận văn học, đề thi năm nay có yêu cầu "dễ thở" hơn so với đề thi năm trước.
Câu bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Đây là vấn đề không mới song thiết thực và có ý nghĩa quan trọng với học sinh. Tuy nhiên, các em phải có tư duy độc lập, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo mới tạo được ấn tượng cho phần bài làm của mình.
Đề thi phát huy được tính tích cực của học sinh, bám sát thực tế, nói chung là rất hay. Phần đọc hiểu phù hợp với suy nghĩ và tư duy của học sinh,bởi các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời suy nghĩ về tương lai, về khát vọng về hòa bão là những điều vô cùng cần thiết. Theo đuổi khát vọng là một hành trình dài của cả một đời người, không có khát vọng ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Khát vọng chính là mục đích của cuộc sống đồng thời nó cũng thúc đẩy con người thực hiện ước mơ. Phần nội dung chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là có thể làm được, không có gì thách đố học sinh.
Về phổ điểm, với đề thi năm nay, dự đoán học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên, đề thi dù được đánh giá là không quá khó nhưng sẽ không nhiều thí sinh có thể để đạt điểm 9 – 10 do tính chất phân hóa cao của đề thi.