Dự thảo đề xuất mức phí khám bệnh dịch vụ cao ở viện công có giá cao nhất 500.000 đồng/người/lần; giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu tối đa 4 triệu đồng/ngày với bệnh viện (BV) hạng đặc biệt, hạng I; BV tuyến tỉnh từ 600.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/giường/ngày. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu kĩ về giá dịch vụ ở bệnh viện công. Cần tham khảo thêm một số nội dung liên quan đến giá dịch vụ y tế theo yêu cầu và tình trạng thiếu hụt bác sĩ y đăng trên các phương tiện truyền thông. Khi thông tư đưa ra, có rất nhiều ĐBQH lên tiếng không đồng tình với Bộ Y tế về dự thảo này.
Bệnh nhân khám chữa bệnh bằng dịch vụ
Trước đó thì Bộ Y tế đã ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp quy định giá dịch vụ khám bệnh ở BV hạng đặc biệt và hạng 1 tối đa 500.000 đồng/lần khám và các cơ sở y tế khác là 400.000 đồng/lần khám. Đối với các trường hợp bệnh nhân mời các chuyên gia trong nước, ngoài nước, cơ sở y tế được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở y tế và người sử dụng dịch vụ.
Đánh giá về mức chi phí này, một số ý kiến của ĐBQH cho rằng giá dịch vụ giường nằm như vậy là quá cao. Khi mà hiện nay BV công được đầu tư bằng tiền ngân sách nhưng lại phát triển dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu để thu tiền cao là bất hợp lý.
Bộ Y tế phải có giải trình công khai cơ sở nào để đưa ra mức giá đó? Viện công đang phục vụ ai? Đã minh bạch hóa nguồn thu - chi chưa?...Đừng chỉ nghĩ cho người giàu khi mà người nghèo đi viện bây giờ cũng phải mổ dịch vụ.
Nếu tính theo giá dịch vụ như vậy, phí khám bệnh thông thường, chưa tính giá dịch vụ khác như xét nghiệm, chụp, chiếu... đã lên tới 500.000 đồng/người/lần, nếu tính cả thì sẽ lên tới tiền triệu, cả chục triệu một lần khám. Đây là một số tiền không nhỏ đối với người dân, không nói tới những người nghèo. mức giá dịch vụ như vậy ở một bệnh viện công là không thuyết phục khi của công đi phục vụ tư, mang của công phục vụ người có tiền.
Thực tế, bệnh nhân khám bảo hiểm hiện nay thì đang bị thờ ơ, có trường hợp phải xếp hàng nhiều ngày không đến lượt mổ, trong khi nếu bạn sử dụng dịch vụ thì sẽ ngay lập tức được mổ trong vài giờ. Với mô hình chất lượng cao trong viện công vì như vậy sẽ khiến người bệnh nghĩ rằng, bệnh viện công hiện nay chỉ đang chăm chăm phục vụ cho người giàu, chỉ người giàu mới được chăm sóc tốt.
Khung giá viện phí của Bộ Y tế đang gây nhiều tranh cãi
Bệnh viện thuộc tuyến trung ương xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu dù là bệnh viện hạng đặc biệt hay hạng 1 cũng phải ưu tiên phục vụ mục đích công trước.
Hiện nay tình trạng thiếu hụt bác sĩ tại các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến tỉnh đang ở mức cảnh báo. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bác sĩ bỏ bệnh viện công sang bệnh viện tư là do chế độ đãi ngộ thấp, chưa có chính sách thu hút cán bộ ngành y có trình độ về làm việc.
Bộ Y tế trước đó đã ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu mức giá của phòng điều trị theo yêu cầu tại các BV, Bộ Y tế quy định theo 3 mức, tùy địa phương. Tại các cơ sở y tế ở Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, phòng bệnh loại 1 được thu tối đa 3 triệu đồng và phòng bệnh loại 4 là 900.000 đồng/người/ngày. Với cơ sở y tế tại các tỉnh - thành khác, mức giá phòng bệnh loại 1 là 2 triệu đồng và loại 4 là 600.000 đồng/người/ngày. Đối với BV hạng đặc biệt và hạng 1, giá phòng bệnh loại 1 là 4 triệu đồng/giường/ngày. Với các phòng bệnh loại 2 - 3 - 4 lần lượt là 2,5 triệu, 1,5 triệu và 1,3 đồng/giường/ngày.
Giá dich vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng đồng loạt từ 20-8
Bộ Y tế vừa ban hành 2 Thông tư thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh giữa các bệnh viện, bao gồm giá khám, chữa bệnh có bảo hiểm y tế (BHYT) và ngoài phạm vi BHYT. Theo đó, từ ngày 20-8 tới, giá dịch vụ khám bệnh BHYT tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I là 38.700 đồng (hiện là 37.000 đồng); bệnh viện hạng II: 34.500 đồng (hiện là 33.000 đồng); bệnh viện hạng III: 30.500 đồng (hiện là 29.000 đồng); bệnh viện hạng IV, trạm y tế xã: 27.500 đồng (hiện là 26.000 đồng).
Ngoài giá dịch vụ khám chữa bệnh giữa các bệnh viện, Thông tư số 13/2019/TT-BYT còn điều chỉnh tăng mức giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm BHYT áp dụng cho từng hạng bệnh viện.Giá dịch vụ ngày giường bệnh BHYT cũng tăng lên mức tối đa là 782.000 đồng/ngày đối với bệnh viện hạng đặc biệt, thay vì mức 753.000 đồng/ngày như quy định cũ. Đối với bệnh viện hạng I, mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tối đa là 705.000 đồng/ngày, bệnh viện hạng II là 602.000 đồng/ngày.
Một số dịch vụ khác ngoài phạm vi chi trả của BHYT cũng được điều chỉnh tăng, như: Giá dịch vụ khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa, khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) tăng lên 15.000 đồng lên 160.000 đồng thay vì 145.000 đồng như trước đây; giá khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động tăng lên mức 450.000 đồng, thay cho mức 420.000 đồng...
Theo Thông tư, người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh trước thời điểm ngày 20-8-2019 và ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau ngày 20-8-2019 tiếp tục áp dụng mức giá hiện hành cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú.