Cũng nhờ được ghép giác mạc của lợn, giờ đây bà Chấn đã có thể lấy lại thị lực gần bằng mắt người bình thường.
Bà Hoàng Duyên Chấn vui mừng vì là người đầu tiên trên thế giới đã lấy lại được thị lực nhờ ghép giác mạc của lợn
Bà Chấn đã được thực hiện ca cấy ghép giác mạc tại Bệnh viện Liên minh Vũ Hán từ năm 2010 và cuộc kiểm tra gần đây đã thấy thị lực mắt phải của bà đã hồi phục gần bằng mắt người bình thường.
Tìm hiểu được biết, mắt phải của bệnh nhân trước đó bị thương nặng trong một tai nạn vào năm 2010. Cách duy nhất để lấy lại thị lực cho bà là ghép giác mạc. Tuy nhiên, do không có người hiến giác mạc, bà Hoàng đã phải chờ đợi suốt 3 tháng. May mắn thay, Bệnh viện Liên minh Vũ Hán đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng cho giác mạc biến đổi sinh học. Bệnh nhân họ Hoàng đã được cấy ghép giác mạc từ một con lợn.
Ngày 3 tháng 9 năm 2019, bà Chấn đã trải qua cuộc kiểm tra thị lực tại Bệnh viện Liên minh Vũ Hán ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Sau ca phẫu thuật, tầm nhìn của bà dần được cải thiện, thậm chí, bà Chấn còn có thể tự xâu kim và đọc báo."Quan trọng hơn là tôi có thể xem được điểm thi đại học của cháu mình, tôi rất hạnh phúc", bà Chấn xúc động nói.
Bà Chấn vui mừng vì giờ đây bà đã có thể tự xâu kim, đọc báo
Giác mạc là lớp trong suốt ngoài cùng của mắt. Ước tính có khoảng 5 triệu người ở Trung Quốc bị mất thị lực vì rối loạn giác mạc hoặc tổn thương. Theo truyền thống Trung Quốc thì người chết phải được giữ nguyên thi thể, vì vậy nên chuyện hiến tạng ở nước này là vô cùng hiếm. Nhưng với con số 5 triệu người Trung Quốc bị bệnh giác mạc như hiện nay, mỗi năm có khoảng 100.000 người bị mù do bệnh lý giác mạc và trong số đó chỉ có 5.000 người có thể được cấy ghép do lượng người hiến giác mạc rất hạn chế nên nhu cầu đối với giác mạc đã vượt nguồn cung giác mạc hiện có.
Theo bác sĩ Trương Danh Trường, trưởng khoa mắt của Bệnh viện Liên minh Vũ Gán, kể từ năm 2010, hơn 100 người đã được ghép giác mạc lợn tại Bệnh viện Liên minh Vũ Hán. Giác mạc lợn có nhiều điểm tương đồng về mặt di truyền với giác mạc của con người và dễ thu nhận hơn so với các động vật khác như khỉ. Độ trong của giác mạc lợn đã được cải thiện qua nhiều năm và đạt đến mức độ mô của con người, giác mạc được chế tạo sinh học hiện có thể đáp ứng nhu cầu của 30 - 40% bệnh nhân có nhu cầu tại Bệnh viện Liên minh Vũ Hán.
Theo bác sĩ Trương, giác mạc của động vật có thể mang virus và trong số các động vật đã được thử nghiệm, mô lợn được phát hiện có nguy cơ nhiễm trùng thấp nhất ở người nhận.
Giác mạc của lợn
Theo thông tin từ trang CBS News đưa tin, tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã thực hiện hơn 400 ca ghép giác mạc lợn cho người với tỉ lệ thành công 95%.
Theo bác sĩ Duy Vân Thế, một chuyên gia ghép giác mạc tiết lộ rằng: "Chúng tôi thường không nói đó giác mạc lợn vì nếu nói vậy thì nhiều bệnh nhân sẽ không đồng ý. Chúng tôi chỉ nói nó là một sản phẩm nhân tạo. Tuy nhiên, cũng có những người không quan tâm về nguồn gốc giác mạc, miễn là họ có thể được điều trị khỏi".
Nguồn: Chinadaily, CBS
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp