Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Bộ An ninh Nội địa (Mỹ) đã làm dấy lên hy vọng về mặt lý thuyết rằng, khả năng tiêu diệt virus của ánh nắng là hoàn toàn có cơ sở. Cơ quan này phát hiện ra rằng virus, dưới dạng những giọt nước bọt phát triển mạnh trong điều kiện khô ráo nhưng mờ dần dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Tuy nhiên, các bác sĩ và nhà nghiên cứu cho rằng còn quá sớm để bắt đầu tháo khẩu trang và nô đùa trên sân bóng trong những tháng tới.
Nêu ý kiến trên The New York Post, tiến sĩ Purvi Parikh, một nhà miễn dịch học thuộc mạng lưới Dị ứng và Hen suyễn ở Manhattan, cho biết: “Những thử nghiệm trên máy tính mới chỉ cho đánh giá một cách sơ bộ và chúng tôi chưa thu được những dữ liệu tốt. Tôi lo lắng về quan niệm sai lầm của nhiều người người New York khi họ cảm thấy an toàn để đi ra ngoài.”
Theo bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, lý thuyết về việc virus corona ít lây nhiễm trong thời tiết mùa hè cũng giống như khi bạn làm thí nghiệm với một hạt muối.
“Nếu tôi bị nhiễm virus corona, thì hơi thở ra của tôi có chứa một lượng virus siêu nhỏ, và nó sẽ được bao bọc ngay bởi một khối cầu hơi ẩm nhỏ xíu. Khi độ ẩm trong không khí ở mức thấp, hơi ẩm bốc hơi nhanh và các hạt virus lơ lửng trong không khí,” bác sỹ William Schaffner nói.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, trong thời tiết mùa hè với độ ẩm cao, các khối cầu hơi ẩm (bao bọc virus) đó có xu hướng ít bay hơi, khiến chúng trở nên nặng hơn và trọng lực kéo nó xuống mặt đất, điều đó khiến chúng ta có nguy cơ tiếp xúc với virus cao hơn.
Schaffner cũng thừa nhận, thật không may, suy luận này xuất phát chủ yếu từ cách hoạt động của các loại virus khác. Nhưng virus corona là một chủng mới đối với các nhà khoa học, do vậy, chúng ta mới chỉ suy đoán về cách thức chúng hoạt động.
Tiến sỹ Parikh chỉ ra rằng, mặc dù đã có kết quả thử nghiệm và so sánh trong phòng thí nghiệm, nhưng virus corona dường như vẫn có thể lây lan rất mạnh ở vùng có khí hậu mùa hè. Parikh nói:”Chỉ cần nhìn vào những gì đang xảy ra ở những nơi thời tiết rất nóng, như Nam California và Florida. Rồi đến việc Tom Hanks và vợ bị nhiễm virus ở Úc.”
Theo kết quả được các nhà nghiên cứu MIT công bố vào tháng trước, một nghiên cứu trước đó về tác động của nhiệt độ và sự tồn tại của virus corona đã cho thấy, 90% trường hợp lây truyền COVID-19 xảy ra trong điều kiện nhiệt độ từ khoảng 37,4 đến 62,6 độ. Nhưng bản thân Qasim Bukhari, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu này cho biết, sẽ là một sai lầm khi mọi người tin rằng chỉ với nhiệt độ ấm áp và ánh nắng trời sẽ tiêu diệt được căn bệnh này.
Bukhari cho biết: “Ngoài yếu tố nhiệt độ còn cần phải xem xét rất nhiều yếu tố khác. Hiệu ứng nhiệt độ một mình không thể không thể giúp cô lập được virus.”
Cuối cùng, cả Schaffner và Parikh đều nói rằng, mặc dù những phát hiện mới có thể mang lại những khả năng tích cực, nhưng nếu chủ quan, cho rằng virus sẽ biến mất vào mùa hè thì hậu quả sẽ có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh sưu tầm