Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguy cơ phát tán vi khuẩn kháng thuốc từ người thăm nuôi bệnh nhân

Cập nhật: 26/08/2019 17:27 | Nhâm PT

Tỷ lệ sử dụng kháng sinh của người dân hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó mối đe dọa về sự lây lan của vi khuẩn bệnh viện cũng là yếu tố đáng lo ngại.

Nguy cơ phát tán vi khuẩn kháng thuốc từ người thăm nuôi bệnh nhân

Vì vậy tại các khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực của các bệnh viện, bác sĩ thường hạn chế để người nhà vào thăm nuôi, giảm thiểu tình trạng lây lan. Tuy nhiên nhiều người đã không chịu chấp hành, tình trạng xảy ra ở Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.

Để tránh nhiễm khuẩn, bệnh viện đã dán thông báo quy định giờ thăm nuôi nhưng nhiều người nhà bệnh nhân vẫn xông vào khoa phòng mà không thay quần áo hay giày dép. Người nhà chỉ biết là có bệnh nhân ở phòng thì vô tư đi vào, dép không thay, áo thăm nuôi cũng không mặc, tay không sát khuẩn, ăn uống tại bàn, ngủ tại giường bất chấp nội quy và quy định đưa ra, theo ông Nguyễn Đức Chung, một bảo vệ của bệnh viện nhiệt đới Trung ương cho biết.

Người thăm nuôi bệnh nhân sẽ có thể phát tán siêu khuẩn kháng thuốc nguy hiểm

Người thăm nuôi bệnh nhân sẽ có thể phát tán siêu khuẩn kháng thuốc nguy hiểm

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho rằng, bệnh viện không phải nơi bắt buộc nên chúng ta chỉ có thể khuyến cáo và chúng ta phấn đấu giải thích. Cái việc vận động, giải thích và khuyến cáo ấy nó sẽ không thể nào đạt được hiệu quả nếu như chỉ được một chiều, người nhà bệnh nhân cần hợp tác với bệnh viện để tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân điều trị.

Những khu vực được gắn biển màu đỏ là nơi bệnh nhân đa kháng thuốc, chỉ còn nhạy với một loại kháng sinh. Theo khuyến cáo bệnh nhân đa kháng thuốc sẽ phải nằm cách ly ở một phòng để tránh lây nhiễm chéo nhưng với tình trạng quá tải ở hầu hết các bệnh viện ở tuyến trên như hiện nay thì điều này là không thể. Vì vậy việc người nhà tự ý xông vào buồng cách ly không tuân thủ quy định vô tình sẽ lây nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào khiến tình trạng của bệnh nhân nặng thêm. Nguy hiểm hơn, chính họ sẽ mang theo vi khuẩn đa kháng thuốc của bệnh viện phát tán ra bên ngoài cộng đồng điều này tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm. 

Thông thường có 1 người ốm sẽ có một vài người nhà vào thăm, hỏi han, đấm bóp, nếu bệnh nhân đó trên da hoặc trên cơ thể, các vật dụng xung quanh có vi khuẩn kháng sinh sẽ ngẫu nhiên lây lan sang người thăm nuôi và cứ thế họ sẽ phát tán những vi khuẩn đó ra bên ngoài cộng đồng nhanh chóng. 

Nếu tình trạng kháng sinh hiện nay không được kiểm soát lại, và không có được sự phối hợp giữa các ban ngành, cán bộ y tế và người dân thì sau này hoàn toàn sẽ có thể mình chỉ bị một vết xước nhỏ trên da thôi cũng hoàn toàn có thể nhiễm vi khuẩn đa kháng sinh và không có kháng sinh điều trị và dẫn đến tử vong. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Hiện Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng, kháng với 2 nhóm kháng sinh và toàn kháng, kháng với tất cả kháng sinh. Vì vậy trong khi nhiều nước trên thế giới sử dụng kháng sinh thế hệ 1 để điều trị hiệu quả thì nước ta đã phải sử dụng kháng sinh thế hệ 3 và thế hệ 4. Đơn cử như tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn gram âm như E.coli (vi khuẩn đường ruột) đã lên tới 30-40%, kháng luôn cả kháng sinh mạnh nhất là colistin. Thậm chí, tại một số tỉnh phía nam, tỉ lệ kháng thuốc của E.coli còn lên tới hơn 74%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%...

Hiện tại, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Với tình hình này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có một người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh ngoài nỗ lực từ các nhân viên y tế, bệnh viện, bản thân cộng đồng người dân cụ thể là người nhà bệnh nhân cần có trách nhiệm hạn chế mua kháng sinh không có đơn, dùng kháng sinh trong chăn nuôi, không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng. Khi vào bệnh viện cần tuân thủ quy định của bệnh viện đặt ra, việc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện rất cần sự chung tay của tất cả cộng đồng.