Dịch sởi bùng phát vì nắng nóng
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tháng 3 và đầu tháng 4/ 2019, số ca mắc sởi đã dao động từ 70 đến 80 ca/ tuần. Còn từ ngày 15/4 đến 21/4 số ca mắc sởi đã tăng lên 123 ca. Tại TPHCM tính từ đầu năm 2019 đến nay thành phố đã ghi nhận hơn 900 ca bị mắc sởi chủ yếu là trẻ nhỏ, con số cao hơn gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện chưa xác nhận có trường hợp tử vong.
Nhiều trẻ em mắc dịch sởi vì thời tiết thay đổi
Tại Hà Nội, các quận, huyện số ca mắc sởi cao như: Quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Thanh Trì, Hà Đông, từ đầu năm đến nay ghi nhận khoảng hơn 500 ca mắc, trong đó có tỷ lệ ca tiêm vắc xin thấp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo về số trường hợp mà bị mắc sởi trên thế giới đã tăng cao lên 300% so với đầu năm ngoái. Bệnh sởi thường xảy ra ở thời tiết đông xuân nhưng khi thời tiết nắng nóng như thời điểm này mà dịch sởi vẫn tăng thì dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Ngoài ra, nắng nóng cũng là nguyên nhân dễ làm thức ăn bị ôi thiu, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo dễ gây ra dịch bệnh về đường ruột.
Nhiều bệnh khác cũng vào mùa bùng phát
Không chỉ có dịch bệnh sởi mà các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, ho gà, viêm não Nhật Bản B. Viêm não Nhật Bản B là một căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng cao ở trẻ nhỏ và dễ gây tử vong. Cần tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ để hạn chế dịch bùng phát rộng.
Thời tiết nắng nóng cũng khiến cho bệnh dại dễ bùng phát, trong 5 tháng đầu năm đã có tới 26 người chết vì bệnh dại và cảnh báo bệnh dại sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm thiếu sự đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh đe dọa cuộc sống của người dân. Ngoài ra nắng nóng cũng tạo ra môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, đi ngoài lây nhiễm vào cơ thể con người.
Hiện nay, bệnh dịch sốt xuất huyết cũng đang vào giai đoạn cao điểm, diễn biến phức tạp có xu hướng gia tăng khi gặp mưa ẩm ướt. Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất là ngăn chặn muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy, tạo môi trường sạch sẽ thoáng mát khi sinh sống. Nếu phát hiện bị các triệu chứng của sốt, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy… cần được đi khám, điều trị kịp thời để giảm thiểu các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Tăng cường tiêm phòng, chống dịch bệnh
Theo TS Phan Trọng Lân, viện trưởng Pasteur HCM thì cần tăng cường tiêm phòng cho các cán bộ y tế, những đối tượng ngoài độ tuổi tiêm chủng cần tiêm bổ sung tạo hàng rào phòng chống dịch.
Tiêm vắc xin đầy đủ là cách để phòng các bệnh lây nhiễm
Xây dựng môi trường sống lành mạnh, rửa tay, chân với xà bông thường xuyên để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước các nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
Tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm đặc biệt là tay chân miệng và sởi dễ lây qua đường tiếp xúc. Cần khử khuẩn nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi đông người, đồ chơi của trẻ tại nhà, tại nhà trường và khu vui chơi.
Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho tất cả các trẻ em theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia, nếu trẻ chưa đủ mũi vắc xin phòng bệnh theo quy định thì cần tiêm bổ sung sớm.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy Văn, một số tỉnh đang trong khu vực nắng nóng với nền nhiệt độ cao, bức xạ tia cực tím ở mức cảnh báo nguy hiểm đối với con người dễ gia tăng bệnh hô hấp, tiêu hóa ở trẻ em và người lớn, sốt siêu vi ở giai đoạn chuyển mùa. Vì vậy cha mẹ cần trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết khi cho con em ra đường để tránh nắng.
Nguồn: Tiền Phong
Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp