Nâng ngực làm tăng nguy cơ ung thư dạng hiếm gặp
Theo cơ quan quản lý Thuốc và Dược phẩm Mỹ FDA, phẫu thuật nâng ngực có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các trường hợp ung thư dạng hiếm gặp đặc biệt nguy hiểm, gọi là ALCL.
ALCL thực chất là ung thư hạch, khi mà các tế bào ung thư xuất hiện ở mô sẹo vết mổ nâng ngực. Những phụ nữ sử dụng miếng nâng ngực có bề mặt sần sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với những người sử dụng miếng nâng ngực có bề mặt nhẵn.
Các nghiên cứu thống kê rằng có tới 457 người bệnh đã mắc loại ung thư này, trong đó 9 người đã tử vong. Do đó, nếu sau khi nâng ngực, phụ nữ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như đau, sưng, vón cục ở quanh ngực thì cần lập tức tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Trước khi xét nghiệm máu người bệnh tiểu đường có nên nhịn ăn?
Theo các bác sĩ trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu là điều cần thiết với mỗi người bệnh. Điều này sẽ giúp việc xác định nồng độ cholesterol, men gan hay glucose... được chính xác hơn.
Bệnh nhân tiểu đường cần cẩn trọng trước khi xét nghiệm máu
Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, nhịn ăn đột ngột trước khi xét nghiệm máu lại là điều nguy hiểm bởi việc này có thể dẫn đến sự thay đổi bất thường của lượng đường trong máu. Lúc này, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những rủi ro có thể gặp phải sau khi phẫu thuật mắt bằng lasik
Lasik là một trong những biện pháp phẫu thuật hàng đầu được sử dụng trong việc giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn cận thị. Thế nhưng, phương pháp này không phải là an toàn tuyệt đối và vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đó là các trường hợp lỗi khúc xạ, chứng rối loạn thị giác, mắt khô, những vấn đề về phiến giác mạc. Ngoài ra, phẫu thuật Lasik cũng có thể gây ra triệu chứng thị giác mới như nhìn đôi, chớp sáng, quầng sáng hay ánh sao chổi.
Như vậy, để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, những đối tượng sau đây không nên phẫu thuật mắt lasik: người mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như HIV, viêm khớp dạng thấp, lupus; người có giải phẫu mắt không phù hợp như mắt quá sâu, giác mạc quá mỏng hay cấu trúc giác mạc bất thường... người có thị giác không ổn định và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Điều trị chàm, nấm ngứa bằng ánh sáng có tin được không?
Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu EMBL Rome đã nghiên cứu và phát minh ra một biện pháp điều trị chàm, nấm ngứa vô cùng độc đáo và mới mẻ. Đó là sử dụng thuốc được kích hoạt bằng ánh sáng tiêm vào da.
Phương pháp điều trị nấm, chàm ngứa mới có nhiều triển vọng trong tương lai
Khi loại thuốc này tiếp xúc với ánh sáng cận hồng ngoại và được xuyên qua da, chúng sẽ khiến các tế bào gây ngứa biến mất. Trong khi đó, các tế bào thần kinh sẽ không hề bị ảnh hưởng.
Hiện các thí nghiệm đã được tiến hành trên chuột và cho kết quả khả quan. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục thử nghiệm trên người. Và nếu phương pháp này chứng minh được hiệu quả và đi vào sử dụng thì sẽ có thể giúp người bệnh điều trị dứt điểm bệnh chàm ngứa mãn tính.
Tin vui cho người bệnh ung thư cổ tử cung
Trước đây, xét nghiệm virus HPV được xem là một trong những phương pháp hàng đầu để phát hiện ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, xét nghiệm này lại không cho kết quả chính xác nếu phụ nữ mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Do đó, phần lớn người bệnh khi phát hiện ra ung thư thì bệnh đã ở giai đoạn cuối nguy hiểm.
May mắn thay, các nhà khoa học người Anh đã phát minh ra xét nghiệm mới giúp dễ dàng phát hiện ung thư cổ tử cung với xác suất thành công lên đến 100%. Đây được xem là cuộc cách mạng giúp sàng lọc người bệnh HPV và ung thư cổ tử cung hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin y dược mới nhất năm 2019. Để biết nhanh nhất những kiến thức bổ ích về sức khỏe, các bạn có thể theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật.