Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Vì sao 150.000 F0 ở TP Hồ Chí Minh chưa được công bố, cấp mã số quốc gia?

Cập nhật: 28/09/2021 04:01 | Trần Thị Mai

Khoảng 150.000 F0 ở TP Hồ Chí Minh thuộc trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 nhưng chưa được Bộ Y tế công bố và chưa cấp mã số quốc gia.

Vì sao 150.000 F0 ở TP Hồ Chí Minh chưa được công bố, cấp mã số quốc gia?

Đề nghị Bộ Y tế cấp mã số quốc gia 150.000 F0 ở TP Hồ Chí Minh

Tại buổi họp báo về công tác phòng, chống COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh ngày 27/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu đã thông tin thêm về việc 150.000 F0 chưa được cấp mã bệnh nhân.

Theo quy định của Bộ Y tế, để xác định một trường hợp là F0 cần xét nghiệm bằng kỹ thuật RT- PCR. Test nhanh có hạn chế là làm độ nhạy và đặc hiệu không cao. Tuy nhiên, thời gian qua, số ca bệnh tăng nhanh; một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng của mắc COVID-19 qua test nhanh cần được xác nhận nhiễm để điều trị kịp thời. Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có Công văn cho phép công nhận người có kết quả test nhanh dương tính là F0.

TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận tất cả trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 là F0 và quản lý đúng quy định, đảm bảo điều kiện cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà, phát gói thuốc A, B, C để chăm sóc F0 tại cộng đồng.

Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu khẳng định tất cả những trường hợp F0 đã được thành phố tiếp nhận, lập danh sách và được điều trị tại nhà, theo dõi đầy đủ.

Hiện nay, các trường hợp F0 này chưa được Bộ Y tế công bố và chưa cấp mã số quốc gia. Vì vậy, vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế bổ sung các trường hợp này vào danh sách và cấp mã số để thành phố quản lý bằng mã số quốc gia. Thống kê của thành phố có khoảng 150.000 F0 thuộc trường hợp này.

vi-sao-150000-f0-o-tp-ho-chi-minh-chua-duoc-cong-bo-cap-ma-so-quoc-gia

Hơn 230.000 dữ liệu tiêm chủng được cập nhật trên Sổ Sức khỏe điện tử

Trao đổi tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh Từ Lương cho biết, từ ngày 21/9 đến hết ngày 26/9, Tổng đài 8066 (Tổng đài tiếp nhận tin nhắn đăng ký tiêm vaccine đối với người dân chưa tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19) đã nhận được 5.045 tin nhắn của người dân. Trong tổng số đăng ký này, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện đang tích cực triển khai đồng bộ tiêm mũi 1 và mũi 2 cho người dân. Do đó, chưa ghi nhận phản hồi nào của người dân liên quan đến việc tiêm vaccine.

Dự kiến, sau 1 tuần triển khai, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tổng hợp tất cả các tin nhắn đăng ký qua Tổng đài 8066, kết quả xử lý, phản hồi và giải quyết của các địa phương.

Liên quan đến việc cập nhật dữ liệu tiêm chủng trên Sổ Sức khỏe điện tử, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cũng thông tin, Sở đang huy động lực lượng tình nguyện viên để cập nhật, chỉnh sửa các thông tin thiếu sót, sai lệch. Đến nay, đã chỉnh sửa, cập nhật được 1/3 số lượng thông tin của người dân phản ánh (tương đương khoảng trên 230.000 dữ liệu đã được xử lý).

Riêng về Ứng dụng App SafeID Delivery để giám sát việc chi hỗ trợ đợt 3 đã tổ chức tập huấn và cấp quyền sử dụng hệ thống cho các quận, huyện, TP Thủ Đức. Hiện cũng đã nghiên cứu để cấp tài khoản cho Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh và Ủy ban MTTQ các quận, huyện để tham gia giám sát việc thực hiện chi trả hỗ trợ cho người dân.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp