Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Vì sao ca nghi nhiễm COVID-19 người Indonesia dương tính rồi lại âm tính?

Cập nhật: 02/07/2020 17:53 | Trần Thị Mai

Bộ Y tế cho biết, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Vì sao ca nghi nhiễm COVID-19 người Indonesia dương tính rồi lại âm tính?

Ngày 1/7, khi xét nghiệm tại bệnh viện ở TP.HCM, người đàn ông này có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Theo nội dung báo cáo nhanh do BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TP.HCM cho biết, nam bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nghi dương tính SARS-CoV-2 là A.A.J. (31 tuổi, quốc tịch Indonesia). Trường hợp này nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 11/3.

Tuy nhiên, sáng 2/7, Bộ Y tế cho biết, Viện Pasteur TP.HCM đã thực hiện xét nghiệm cho trường hợp này. Kết quả cho thấy, ông A.J.I và tất cả người tiếp xúc đều âm tính với SARS-CoV-2.

Qua điều tra các nơi, tổng cộng có 145 người đã từng tiếp xúc với ông A.J.I đều có kết quả âm tính, bao gồm: Nơi làm việc 132 người (đồng nghiệp, lãnh đạo công ty, lái xe, công nhân), nơi lưu trú khách sạn (7 người), tại quán ăn (2 người), phòng khám Family Medical Practice - Quận 2 (4 nhân viên).

Liên quan đến việc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 thay đổi, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như: Thời gian lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu, trình tự thực hiện xét nghiệm…

vi-sao-ca-nghi-nhiem-covid-19-nguoi-indonesia-duong-tinh-roi-lai-am-tinh
Xét nghiệm test nhanh chỉ mang tính sàng lọc

Đối với các test nhanh chỉ mang tính sàng lọc. Để khẳng định ca cho kết quả test nhanh dương tính phải tiếp tục làm xét nghiệm lại với kỹ thuật PCR.

Tuy nhiên, những người tiếp xúc với ông A.J.I nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính vẫn phải tiếp tục tự theo dõi.

Về xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện nay có 2 nhánh xét nghiệm. Một là phải sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng).

Hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày). Trong nhánh thứ hai này, có loại xét nghiệm nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc.

Tại Việt Nam hiện đã nhập khẩu sản phẩm test này từ Hàn Quốc. Test nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (độ nhạy khoảng 65 – 80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; Độ đặc hiệu khoảng 60 – 70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác).

Theo các chuyên gia, test nhanh vẫn có tỷ lệ dương tính giả, hoặc âm tính giả nhất định. Tuy nhiên, test nhanh vẫn rất cần thiết để sàng lọc các ca bệnh. Khi cho kết quả test nhanh âm tính cần phải hiểu không có nghĩa là không bị bệnh bởi giai đoạn đầu nhiễm virus hoặc ở người già, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch có đáp ứng miễn dịch yếu thì lượng kháng thể không đủ để cho kết quả dương tính. Còn với kết quả test dương tính sẽ tiếp tục xét nghiệm lại PCR chẩn đoán.

Trước đó, ngày 1/4, 3 trường hợp test nhanh COVID-19 ở Hà Nội nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên sau khi được xét nghiệm lại bằng kỹ thuật Realtime PCR (phương pháp chẩn đoán SARS-CoV-2) lại cho kết quả âm tính.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn sưu tầm và tổng hợp