Theo nhiều chuyên gia giáo dục nhận định thì thi Trung học Phổ thông Quốc gia trên máy tính là phương án có tính khả thi, tuy nhiên muốn thực hiện được Bộ sẽ chuẩn bị phương án thi THPT quốc gia từ thiết bị, phần mềm đến ngân hàng đề thi rất chặt chẽ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chuẩn bị phương thức thi THPT quốc gia với hình thức học sinh làm bài thi trên máy tính và sẽ mở rộng dần thí điểm đến đại trà toàn quốc.
Còn nhiều băn khoăn
Tuy chủ trương phương thức thi THPT quốc gia với hình thức học sinh làm bài thi trên máy tính đúng đắn là thế, nhưng hình thức này vẫn còn ít nhiều gây ra băn khoăn cho các chuyên gia, giáo viên, nhà quản lý, phụ huynh và nhất là học sinh khi bản thân sẽ là lứa đầu tiên thí nghiệm hình thức thi này. Đó là sự băn khoăn lo ngại về hệ thống trang thiết bị máy móc ở các địa phương hiện nay chưa đầy đủ và thêm kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh cũng chưa được đồng đều.
Năm 2021 dự kiến thi THPT hình thức trên máy tính
Sau khi được biết thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sau năm 2020 có thể thi THPT quốc gia trên máy tính, nhiều em học sinh chia sẻ, mỗi kỳ học chỉ được thực hành ở phòng máy từ 5-6 lần nên em rất lo lắng về việc dự thi trên máy tính. Các em không tự tin thao tác trên máy nhất là với một kỳ thi quan trọng như THPT quốc gia. Các em hi vọng sẽ không phải thi trên máy tính vì nhiều năm nay đã quen thi trên giấy, ôn luyện cách làm bài thi trên giấy nên giờ thay đổi thực sự các em rất hoang mang.
Nếu so với nhiều trường ở vùng đồng bằng thì tại các trường vùng cao việc thi bằng máy tính còn khó khăn gấp đôi nếu áp dụng phương án thi THPT quốc gia trên máy tính. Các em nhiều nỗi lo vì cơ sở vật chất trang thiết bị không có đủ để ôn luyện cách thi, tốc độ đường truyền thì chập chờn, để tổ chức cuộc thi chính thức thì vấn đề kỹ thuật là đáng lo nhất. Các em là dân tộc thiểu số nên rất í tem được thao tác với cách sử dụng máy tính, khi làm bài chắc hẳn sẽ gặp khó khăn. Không chỉ có học sinh mà giáo viên cũng sẽ gặp khó khăn khi còn hạn chế nhiều về kỹ năng CNTT và làm ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình làm nhiệm vụ thi. Dù trước đó đã cò thời gian tập huấn ngắn nhưng không dễ để làm tốt nhiệm vụ của mình.
Việc chuẩn bị các công tác bảo mật và chống gian lận trong thi cử nếu áp dụng phương án thi THPT quốc gia trên máy tính cần phải có phương án tối ưu. Về đề thi thì cần đầu tư và chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi đề thi trắc nghiệm, đó cũng là yếu tố khó khăn, phức tạp có tính quyết định sự thành công của thi trên máy tính. Nếu tổ chức kỳ thi thành nhiều đợt thì yêu cầu về đề cho các đợt phải có độ khó tương đương nhau để đảm bảo sự công bằng, khách quan cho thí sinh dự thi. Các em cần lưu ý đề thi các đợt hoàn toàn khác nhau nên không để tâm lý hoang mang ảnh hưởng.
Các Sở GD ĐT cần lưu ý chuẩn bị tốt về năng lực của đội ngũ nhân sự để tham gia việc ra đề, nghĩ ngân hàng câu hỏi, mở rộng ngân hàng đề thi đảm bảo về chất lượng cũng như các điều kiện về thiết bị quản lý ngân hàng câu hỏi trên máy tính, tăng hạ tầng kỹ thuật.
Về phần mềm thì hệ thống thi cần phải ổn định, bảo mật bởi có bất kỳ sự trục trặc nào giữa chừng đều có thể ảnh hưởng tới kết quả điểm thi của thí sinh. Đã có rất nhiều kỳ thi trên máy tính chứng kiến cảnh "dở khóc dở cười" khi thí sinh đang làm bài mà bị mất hết dữ liệu đã khoanh hoặc bị out ra khỏi hệ thống mà không rõ nguyên nhân. Phần mềm chấm thi THPT quốc gia liệu có thể lưu giữ được dữ liệu cho thí sinh khi làm bài trên máy tính, liệu các em có bị bất lợi gì hay không.
Theo phương án thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia nhiều đợt, là cơ hội để thí sinh thấy phù hợp đợt thi nào thì thi đợt đó, tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia thì không nên tổ chức thành quá nhiều đợt, chỉ nên thi 2 đợt/ năm là đủ, bởi khi học sinh tham gia kỳ thi nào thì các giáo viên cũng phải lên kế hoạch để chuẩn bị kỹ càng cho các em nên việc thi nhiều đợt sẽ khiến cho các hoạt động dạy và học của nhà trường bị phân tán.
Theo Bộ GD và ĐT, việc thi thành nhiều đợt trong năm để giúp thí sinh không phải mất một năm ôn thi lại chỉ vì một số lý do đột xuất như đau ốm hay gặp sự cố gì không đi thi được, các em có thể có thêm thời gian để chuẩn bị hồ sơ hay các kỹ năng khác, những em muốn tốt nghiệp sớm thì đăng ký thi sớm.
Muốn làm được điều đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gấp rút xây dựng đội ngũ mở rộng ngân hàng câu hỏi đủ lớn theo quy chuẩn và có các phần mềm hợp lý để máy tính có thể chọn ngẫu nhiên các câu hỏi ở các lần thi mà vẫn đảm bảo được sự công bằng và độ khó tương đương nhau. Muốn cho con quen với cách làm bài ở kỳ thi THPT quốc gia, ngay từ bây giờ cha mẹ nên cho các con ôn thi trên máy tính và làm thử các đề, tập thao tác sao cho thuần thục nhất. Việc chuẩn bị tốt các kỹ năng sẽ giúp các em tránh được nhiều hệ lụy và lo lắng.
Nhiều chuyên gia ủng hộ việc thi THPT quốc gia trên máy tính nhưng cho rằng muốn thực hiện được tốt nhất, xảy ra ít sai sót thì cần có lộ trình ít nhất 5 năm để có thời gian chuẩn bị kỹ càng từ cơ sở hạ tầng đến các trang thiết bị, ngân hàng câu hỏi đề thi, cách huấn luyện cách làm bài cho học sinh. Thí sinh dù thi ở trên giấy hay làm bài thi bằng trên máy tính thì vẫn cần sự minh bạch và công bằng cho thí sinh. Theo nhiều phụ huynh thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thí điểm việc thi trên máy tính tại một vài trường THPT đạt chuẩn, có đủ trang thiết bị và cơ sở hạ tầng về máy tính tốt để xem tỷ lệ các em dự thi ra sao. Các em đi thi mà tại những nơi trang thiết bị không đảm bảo, máy tính chập chờn bị treo thì tâm lý làm bài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bài thi của học sinh.
Việc thi cử gần như liên tục đổi mới và chỉnh sửa qua các năm điều nay khiến cho học sinh khó bắt nhịp, theo nhiều giáo viên và học sinh giải thích. Vì vậy mà muốn thực hiện đại trà Bộ cần phải xác định một lộ trình dài để đủ điều kiện và thời gian để chuẩn bị tốt nhất, nhất là các nghiên cứu kỹ để có thể chốt được một phương án ổn định lâu dài, hạn chế được sự thay đổi cho thí sinh.
Thi THPT quốc gia trên máy tính liệu có hạn chế tiêu cực?
Việc chấm thi trên máy tính còn bị lo sợ sẽ dễ dàng bị can thiệp hơn là làm bài thi trên giấy, đó là sự lo lắng của nhiều chuyên gia và phụ huynh. Vì thay vì 1 đợt thi trên giấy như hiện tại, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức thi nhiều đợt trên máy tính tại các trung tâm khảo thí độc lập khác nhau. Sau đó thí sinh sẽ được lấy kết quả đợt thi cao nhất để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét vào các trường ĐH, CĐ. Bộ GD&ĐT trước khi thực hiện tiến hành thi trên máy tính, cần phải thí điểm cho thí sinh chạy thử phần mềm, kiểm tra tính bảo mật…
Thi THPT quốc gia trên máy tính liệu có hạn chế tiêu cực?
Trước mắt Bộ GD&ĐT cần có một nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng như làm các đề án về giải pháp nếu có sự cố, hiện tại thì mới chỉ thống nhất được phương án là sẽ thi trên máy tính khi đủ điều kiện.
Bộ GD&ĐT chuẩn bị điều kiện thi trên máy tính dựa trên việc thành lập ra một số trung tâm khảo thí độc lập ít nhất tại 3 miền Bắc Trung và Nam để mỗi miền sẽ thành lập ra một trung tâm khảo thí để so sánh, đối chứng chất lượng lẫn nhau và các trung tâm khảo thí này sẽ làm các ngân hàng câu hỏi cũng như đề thi, chuẩn bị đầy đủ hệ thống máy tính làm thế nào cho tốt.
Việc đổi mới thi cử nên ủng hộ vì đó là quy luật tất yêu nhất là kho các phương thức thực hiện thi THPT quốc gia trên giấy từ trước đến nay đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Nhiều người lo lắng băn khoăn vì thi trên máy tính sẽ có nhiều tiêu cực, học sinh vùng sâu vùng xa thì không có máy tính để làm quen trước khi thi. Về việc này Bộ GD và ĐT cho rằng đây không phải là vấn đề lo lắng vì hệ thống giáo dục phổ thông có môn tin học phổ cập và tất cả học sinh đều được dạy các kỹ năng sử dụng máy tính nên không có lý do gì mà các em không sử dụng được máy tính. Muốn thành thạo hơn thì các em nên chủ động học tập thêm tại những nơi có máy tính và internet.
Đồng thời, một ưu điểm khi thi trên máy tính là ngay sau khi kết thúc bài thi, thí sinh biết ngay điểm thi, điều này sẽ phần nào hạn chế được tiêu cực ở trong khâu chấm thi. Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục, khẳng định phương án thi trên máy tính kỳ thi THPT quốc gia là rất khả thi, học sinh ở tất cả các vùng miền hiện tại đã được phổ cập môn tin học nên cũng không quá khó khăn ở các thao tác chọn đáp án. Việc đổi mới trong thi cử năm dự kiến 2021 lần này có tính nhân văn khi kết quả đánh giá năng lực học sinh đã đạt được trình độ nhất định nào đó, học sinh sẽ cần học nghiêm túc thì mới có thể tham gia.
Về chất lượng câu hỏi cần đảm bảo rèn tư duy và đánh giá được năng lực học sinh, Bộ sẽ có phương án tối ưu để có thể đảm bảo các yếu tố minh bạch và nghiêm túc, tránh để xảy ra tiêu cực, để mất lòng tin với mọi người. Thi trên máy tính hay thi trên giấy đều không khẳng định sẽ 100% hạn chế được tiêu cực vì đều do con người làm ra, họ sẽ nghĩ cách lách luật tìm kẽ hở trong đó. Vì vậy điều quan trọng là cần có phương án xử phạt nặng để răn đe.
Về việc cấp giấy hoàn thành chương trình THPT, một số thầy cô ý kiến, khi thực hiện đổi mới này thì học sinh học xong lớp 12 sẽ được nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Chỉ đối với những học sinh có nhu cầu dự thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT và xét điểm thi vào ĐH, CĐ sẽ được tham gia kỳ thi THPT quốc gia thay vì hiện nay tất cả học sinh đều tham dự 1 kỳ thi. Tuy nhiên việc cấp giấy hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT là rối rắm vì nguyên tắc sau 12 năm học phổ thông, nếu đủ điều kiện học sinh hoàn thành các môn học thì có nghĩa là đủ điều kiện tốt nghiệp. Những học sinh nào không có nhu cầu học tiếp lên ĐH hay CĐ sẽ không nhất thiết phải dự thi THPT quốc gia mà vẫn có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT tức là học xong chương trình nhưng chưa tốt nghiệp.
Thực tế thì hình thức thi trên máy tính ở nước ta đã được áp dụng tại một số trường được thí điểm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vào ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy phương án đổi mới này hoàn toàn khả thi và học sinh nước ta dễ dàng tiếp cận được. Nó không hề mới mẻ hay xa lạ, học sinh đã từng thi trên máy tính trong kỳ thi ngoại ngữ, tin học, thi thăng hạng, viên chức thi lên giảng viên chính,…hình thức mà Bộ GD&ĐT vừa trình Thủ tướng là một sự thay đổi theo hướng tích cực và được nhiều người ủng hộ. Có điều chưa thể áp dụng đại trà và có thể được thực hiện ở phạm vi hẹp và tiến hành ở các cơ sở giáo dục mạnh, có đầy đủ hệ thống máy tính, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, hiện đại.
Phương án thi THPT quốc gia trên máy tính là đổi mới đáng mừng thi cử theo hướng thúc đẩy công nghệ, đưa công nghệ vào trong thi cử để giảm thiểu được sự can thiệp không cần thiết của con người. Phương án thi này cũng tiệm cận với xu hướng kiểm tra và đánh giá của thế giới, tổ chức thi trên máy tính sẽ làm tăng độ chính xác, nhanh gọn và quá trình thi được thực hiện tốt hơn.
Thi THPT quốc gia trên máy tính cũng không hề khiến cho công tác dạy học ở nhà trường bị xáo trộn nhiều vì sự thay đổi này cũng chỉ là hình thức làm bài thi, bài trắc nghiệm và nội dung chương trình được giữ nguyên không đổi. Thực hiện thi THPT trên máy tính có nhiều ưu điểm hơn so với các cách thức thi cử như hiện nay giúp cho thí sinh ở từng địa phương giảm được chi phí đi lại, bảo đảm được kỳ thi diễn ra khách quan, an toàn, nghiêm túc, hạn chế gian lận và đỡ tốn kém hơn.
Quy mô kỳ thi cũng được tổ chức linh động, không phải diễn ra đồng loạt cùng một ngày trên phạm vi cả nước thí sinh có thể dự thi một số đợt trong năm và chọn lấy kết quả của đợt thi nào cao nhất để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Muốn bước vào kỳ thi này một cách thuần thục, học sinh nên tự nguyện tìm hiểu cách sử dụng máy tính, nắm vững được quy trình để sẵn sàng cho kỳ thi nếu có áp dụng.
Theo ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp