Vai trò của Dược sĩ trong tư vấn thuốc
Trong việc kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định ngành Dược thì các kỹ năng tư vấn thuốc cũng là một cách giúp thu hút khách hàng.
Tư vấn thuốc là kỹ năng chính bên cạnh các kiến thức chuyên môn nhất định để thực hiện tốt công việc là tư vấn và bán thuốc cho khách hàng.
Thông thường một người tư vấn thuốc chuyên nghiệp sẽ cần thực hiện 2 nhiệm vụ chính là:
- Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc;
- Hướng dẫn theo dõi điều trị.
Theo quy định về tiêu chuẩn nhà thuốc đạt GPP, các nhà thuốc cần phải có khu vực tư vấn cho khách hàng. Theo cục quản lý dược khu vực tư vấn có thể là bàn hoặc khu tư vấn riêng, ngay ở quầy thuốc, yêu cầu đủ chỗ để dược sử đứng và tư vấn cho khách hàng.
Như hiện nay với tình hình kinh tế phát triển cùng với đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được chú trọng hơn nên thường khi gặp bệnh hay những triệu chứng nhẹ thì người dân sẽ đến các nhà thuốc, quầy thuốc để được tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp và hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể thấy rằng vai trò của các Dược sĩ là vô cùng quan trọng vì đặc thù của ngành này sẽ liên quan đến tính mạng con người nên những người làm trong ngành Y Dược nói chung và Dược sĩ nói riêng cần có kiến thức chuyên môn sâu, vững vàng, cùng với đó là kỹ năng giao tiếp tốt để thuyết phục và truyền đạt thông tin chính xác đến người dùng.
Tình huống kỹ năng giao tiếp bán thuốc
Giao tiếp với khách hàng mới
Các bước xử lý của nhân viên bán thuốc:
- Trước tiên cần chào hỏi và tạo ấn tượng tốt với khách hàng mới: Xin chào! Chào mừng khách hàng đến với nhà thuốc của chúng tôi. Tôi có thể giúp gì cho bạn hôm nay?
- Tìm hiểu tình trạng sức khỏe và nhu cầu của khách hàng: Anh/ chị đang tìm kiếm một loại thuốc giảm đau đầu ạ? Anh/ chị có thể cho tôi biết thêm thông tin về tình trạng đau đầu của anh/ chị không?
- Cung cấp thông tin và tư vấn: Tôi có thể giới thiệu cho anh/ chị một số loại thuốc giảm đau đầu hiệu quả. Tuy nhiên cho tôi hỏi anh/ chị có tiền sử gì về bệnh lý hay không?
- Đáp ứng thắc mắc và lo lắng của khách hàng: Tôi hiểu rằng anh/ chị có thể có một số thắc mắc về tác dụng phụ của thuốc. Tôi có thể giải đáp cho anh/ chị và cung cấp thông tin về cách sử dụng thuốc an toàn;
- Tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng: Tôi muốn đảm bảo rằng anh/ chị cảm thấy an tâm khi mua thuốc tại nhà thuốc của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi;
- Kết thúc giao dịch và tạo ấn tượng tốt: Cảm ơn anh/ chị đã chọn nhà thuốc của chúng tôi! Nếu anh/ chị có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với nhà thuốc của chúng tôi.
Xử lý phàn nàn khiếu nại từ khách hàng
Các bước xử lý của nhân viên bán thuốc
- Tiếp nhận và lắng nghe: Nhân viên bán thuốc tiếp nhận phàn nàn của khách hàng A và lắng nghe cẩn thận về vấn đề mà cô đang gặp phải;
- Xác định vấn đề: Nhân viên bán thuốc hỏi thêm thông tin về loại thuốc mà khách hàng A đã mua và cách sử dụng thuốc;
- Giải quyết vấn đề: Nhân viên bán thuốc đề xuất một loại thuốc giảm đau đầu khác mà có thể phù hợp hơn với tình trạng của khách hàng;
- Theo dõi và đánh giá: Nhân viên bán thuốc theo dõi tình hình của khách hàng và đánh giá mức độ hài lòng của cô sau khi sử dụng loại thuốc mới.
Tư vấn thuốc cho khách hàng có vấn đề sức khỏe đặc biệt
Các bước xử lý của nhân viên bán thuốc:
- Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của khách hàng: Nhân viên bán thuốc hỏi khách hàng về tình trạng sức khỏe của cô, bao gồm cả việc sử dụng insulin và các loại thuốc khác;
- Cung cấp thông tin về các loại thuốc giảm đau: Nhân viên bán thuốc cung cấp thông tin về các loại thuốc giảm đau khác nhau, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn;
- Tư vấn về loại thuốc giảm đau an toàn cho người bị bệnh tiểu đường: Nhân viên bán thuốc tư vấn cho khách hàng về loại thuốc giảm đau an toàn cho người bị bệnh tiểu đường, dựa trên tình trạng sức khỏe của cô và các loại thuốc khác mà cô đang sử dụng;
- Cảnh báo về các tác dụng phụ tiềm ẩn: Nhân viên bán thuốc cảnh báo khách hàng về các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc giảm đau, bao gồm cả các tương tác với insulin và các loại thuốc khác.

Thái độ phục vụ tận tình & thân thiện là điều mà dược sĩ chuyên nghiệp cần phải có.
>> Tìm hiểu học Cao đẳng Dược ở đâu? để từ đó có thể đưa ra lựa chọn về cơ sở đào tạo phù hợp với năng lực, mục tiêu sự nghiệp
Kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân
Hãy cùng tìm hiểu một số các kỹ năng tư vấn thuốc hiệu quả được các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ dưới đây:
Giao tiếp với khách hàng
Hiện nay có rất nhiều nhà thuốc, quầy thuốc nên người bệnh được phép lựa chọn cho nên thái độ phục vụ tận tình, thân thiện sẽ là một trong những yếu tố cơ bản để nhà thuốc giữ chân khách. Đây cũng chính là kỹ năng cần có và quan trolngj mà dược sĩ chuyên nghiệp được trang bị ngay từ khi học trong giảng đường.
Thu thập thông tin và đánh giá thông tin
Việc lắng nghe các triệu chứng của khách hàng mô tả và nhanh chóng xử lý các thông tin đó sẽ giúp các Dược sĩ có được lòng tin từ người tiêu dùng. Từ đó cũng là một cách để tích lũy kinh nghiệm rất tốt.
Khả năng truyền đạt thông tin tốt
Đây cũng là một trong những kỹ năng cần thiết của một Dược sĩ chuyên nghiệp vì khách hàng rất cần tìm hiểu đến thông tin liên quan đến sản phẩm trong quá trình điều trị, cụ thể như:
- Công dụng của sản phẩm? Thời điểm tốt nhất nên sử dụng là gì?
- Uống trước bữa ăn hay sau bữa ăn? Liều dùng như thế nào là phù hợp?
- Sử dụng thuốc trong khoảng thời gian bao lâu?
- Giới thiệu thêm các sản phẩm có thành phần tương tự để khách hàng tham khảo và tự đưa ra quyết định.
- Kiêng cử gì khi uống thuốc?
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc?
- Thuốc chống chỉ định với những trường hợp nào?
Với những thông tin trên đòi hỏi các Dược sĩ phải có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt tốt. Việc làm này giúp khách hàng hiểu được thắc mắc, cách dùng và họ sẽ đến khi có nhu cầu mua thuốc ở lần sau.
Cách tư vấn thuốc cho khách hàng
Trong quá trình tư vấn cho người dùng, dược sĩ cần nhớ kỹ các vấn đề cần tư vấn như:
- Tên thuốc, tác dụng của thuốc.
- Liều lượng sử dụng thuốc.
- Các trường hợp chống chỉ định.
- Tương tác của thuốc với các thuốc khác, với thức ăn, đồ uống ( nếu có).
- Tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cách xử lý.
- Trong trường hợp quên liều hoặc dùng quá liều cần xử lý như thế nào?
- Thông tin bảo quản và lưu trữ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp với tình trạng người bệnh.
- Theo dõi suốt quá trình điều trị.
Kỹ năng lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
Kỹ năng lắng nghe giúp nhân viên tư vấn thuốc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả nhu cầu về thuốc và nhu cầu về sức khỏe. Khi hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, nhân viên tư vấn thuốc có thể cung cấp tư vấn chính xác và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó còn giúp cho nhân viên tư vấn thuốc giảm thiểu rủi ro, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng.
Hy vọng những thông tin về Kỹ năng tư vấn thuốc ở trên đã giúp bạn đọc, đặc biệt là các bạn đang và đã theo học ngành Dược có thêm nhiều kiến thức hữu ích để tự bản thân trau dồi tốt kỹ năng cần thiết của một Dược sĩ để hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao.