Biểu tượng ngành Dược học các bạn nên biết
Một số biểu tượng ngành dược
Trên thế giới ngành Dược đã được nhận diện bằng biểu tượng là Cái chén của Hygeia. Biểu trượng này có lịch sử liên quan lớn thời thần thoại Hi Lạp và một phần Ki tô giáo.
Chiếc chén Hygeia có hình ảnh một con rắn cuốn quanh chén nguyên thủy có nguồn gốc từ Hy Lạp. Thần Zeus là một vị thần tối cao ngự trị ở Núi Olympus, cai quản tất cả những nam thần, nữ thần khác ở Pantheon. Vị thần này có một người con trai tên là Apollo. Vị thần Apollo chịu trách nhiệm tiên tri, ánh sáng, âm nhạc và Y thuật. Tiếp đó vị thần này lại có một người con trai tên là Aesclepius được phong làm thần Hy Lạp chịu trách nhiệm về y thuật và chữa bệnh. Từ nhỏ Aesclepius đã có hiểu sâu biết rộng về các loài cây cỏ. Sau một lần chứng kiến cảnh một con rắn cứu bạn nhờ thảo dược ông đã quyết tâm nghiên cứu và tìm hiến sâu hơn về chúng để tìm ra cách chữa bệnh cứu người và ông đã thành công.
Thần Aesclepius sau một thời gian đảm nhận chức vụ chữa bệnh thì được công nhận là quá tài giỏi. Vị thần này thường được miêu tả là tay cầm một cây gậy luôn có một con rắn cuốn xung quanh thân gậy. Chính vì sự tài giỏi ấy, Thần Zeus lo sợ rằng Aesclepius sẽ làm cho tất cả đàn ông trên thế giới trở nên bất tử còn diêm vương thì than là sợ không còn người chết xuống dưới âm phủ nữa. Vì vậy, thần Zeus đã ra lệnh giết chết Aesclepius bằng một cơn sấm sét.
Người hạ giới vì thương tiếc vị thần này nên đã xây dựng một ngôi đền để thờ phụng. Sau khi xây xong đền thờ thi người ta thấy có rất nhiều rắn xuất hiện trong đền. Lúc đầu nhìn những con rắn như đã chết nhưng hễ có người cầm lên rồi thả xuống thì con rắn đó lại bò đi. Người dân quanh đó tin rằng, chính thần Aesclepius đã làm cho những con rắn đó sống lại.
Aesclepius có một người con gái là nữ thần bảo vệ sức khỏe đồng thời có bổn phận gìn giữ đền cha và rắn trong đền thờ. Hiện nay, chúng ta chỉ có thể thấy tượng đài nữ thần Hy Lạp Hygeia cầm một cái chén y khoa có một con rắn quấn quanh tay nhìn giống như con rắn sắp thả lưỡi vào chén. Biểu tượng này dần trở nên quen thuộc và được gọi với tên là “ Cái chén của Hygeia và cũng là biểu tượng thông dụng sử dụng dành riêng cho ngành Dược được nhiều hiệp hội, tổ chức và một số trường đại học sử dụng.
Còn trong Kito giáo, một số tài liệu lưu lại rằng, ngay từ thế kỷ thứ nhất trước sau công nguyên, chén Hygeia đã được liên kết đến sứ đồ Cơ đốc St John. Biểu tượng này đã được dùng như một biểu tượng cho những nhà chế thuốc ở Ý từ năm 1222. Vào năm này, người Ý đã dùng biểu tượng này trong dịp lễ mừng kỷ niệm 700 năm thành lập Đại học Padua. Năm 1796, chém Hygeia được xem như chính thức liên quan đến ngành Dược khi Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành đồng đúc mang biểu tương này. Từ đó. Chiếc chén được coi như tiêu biểu cho chém nước thuốc, và con rắn là tượng trưng cho việc có thể cứu chữa được.
Hội Dược sĩ Hoa Kỳ đã chính chức công nhận chén Hygeia là biểu tượng cho ngành Dược học từ năm 1964.
Có nhiều biểu tượng khác nhau trong ngành y dược
>> Nếu bạn muốn trở thành dược sĩ, đừng bỏ qua chương trình học Cao Đẳng Dược của trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn để sớm có sự chuẩn bị kĩ càng nhất.
Phần thưởng Chén Hygeia của hãng thuốc Wyeth
Phần thưởng Chén Hygeia là một trong những chương trình tuyển chọn được hãng thuốc Wyeth tổ chức hàng năm. Trong chương trình sẽ có một phần thưởng cho từng tiểu bang của Hợp Chủng Quốc, quận Columbia, Puerto Rico, và mỗi trong 10 tỉnh của Canada. Năm 1958, phần thưởng đầu tiên được trao do sáng kiến của E. Clairborne Robins, CEO của công ty A.H.Robins. Năm 2002, hãn bài chế Wyeth chính thức tiếp nối truyền thống phân phát phần thưởng. Phần thưởng đặt tiêu chuẩn nhận diện tại nơi nào một Dược sĩ có tinh thần phục vụ quần chúng cao, tận tâm, nhiệt thành.
Biểu tượng cái chày và cái cối
Trước kia, để tạo ra các nguyên liệu thuốc chữa bệnh, các thầy thuốc phải dùng chày và cối để dập, giã, trộn nguyên liệu và dần dần qua thời gian nó trở thành một hình ảnh quen thuộc và trở thành biểu tượng của ngành dược. Hai biểu tượng này được một hãng thuốc Schering sử dụng làm đại diện chính thức và được đúc đồng để thể hiện giá trị của nghề nghiệp.
Biểu trượng Rx
Sự xuất hiện biểu tượng này có 2 lý giải như sau:
- Giải thích theo chữ Latin: Nhiều người nghĩ rằng biểu tượng này được bắt nguồn từ chữ Latin vơi ý nghĩa “recipere” có nghĩa là “take” hay “take thus”. Ngày trước, toa thuốc không có nghĩa là chỉ dẫn cho bệnh nhân mà là toa thuốc của bác sĩ viết để Dược sĩ theo đó mà thực hiện.
- Giải thích theo thần thoại Hy Lạp: Biểu tượng này có liên quan đến Thần Bầu trời Horus ( một vị thần đầu chim đại bàng rất quan trọng của thần thoại Ai Cập).
Cha của Horus là vị thần Osiris bị người em tên Seth lừa giết chết. Khi biết tin vị thần này đã biến thành một con chim bay đi khắp nơi tìm kiến và thu thập những mảnh các chết của cha cùng với sự hỗ trợ của nhiều vị thần khác thì Horus cũng đã làm Oriris sống lại. Vì muốn trả thù cho cha, Horus đã đánh nhau với Seth và bị mất đi một mắt. Tuy nhiên sau đó, vị thần này đã tìm lại được mắt của mình và nhờ thần Thoth ghép lại hoàn hảo.
Được biết mắt của horus có 6 phần là xúc giác, vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và suy nghĩ có ý nghĩa bảo vệ con người khỏi quỷ thần. Trong hệ thống đo lường cổ của người Ai Cập xưa thì mắt của Horus được định nghĩa như: (1) = 1/2+ ¼ + 1/8+ 1/16+ 1/32+ 1/64, và vất bỏ đi 1/64. Trong đó:
- 1 /2 nằm ở góc trong mắt một phần nối với mũi tiêu biểu cho khứu giác hay ngửi.
- 1/ 4 tượng trưng bởi tròng mắt, tiêu biểu cho thị giác, nhìn ánh sáng
- 1/ 8 biểu tượng bằng chân mày, đại diện cho tư tưởng, suy nghĩ
- 1/16 góc ngoài mắt tượng trưng cho thính giác có đường kéo dài dẫn đến tai
- 1/32 tiêu biểu cho vị giác, từ phần kéo dài từ đáy mắt và cong lên
- 1/64 tiêu biểu bằng một cột đụng sàn đất, tượng trưng cho một cây lớn mạnh trên mặt đất. đại diện cho xúc giác.
Mắt của vị thần Horus được coi là một biểu tượng mạnh mẽ để bảo vệ và xua đuổi quỷ thần con biết với cái tên Wedjat hay Oidjat (Utchat/Udjat) là mắt trái lên quan đến mặt trăng. Chữ Udjat thường được người dân sơn lên tàu thuyền và nhiều thứ khác để bảo vệ, chống lại quỷ thần.
Điều này còn khiến con người nghĩ đến sự liên hệ giữa mắt của Horus với tư duy về giải phẫu của người dân Ai Cập cổ đại. Từ đó, biểu tượng Rx ngày càng trở nên quen thuộc khi nhắc đến ngành y dược.
Trên đây là những biểu tượng và ý nghĩa của một số biểu tượng ngành dược và y dược nổi tiếng trên thế giới để các bạn hiểu thêm về nguồn gốc sự hình thành của những ngành nghề này kỳ thú như thế nào. Ngoài những biểu tượng trên thì còn có nhiều biểu tượng, huy hiệu khác với những hình vẽ khác nhau tượng trưng cho mỗi cơ quan, đơn vị, trường học về ngành Dược. Trường Cao đẳng Dược TPHCM sẽ cập nhật thêm trong những bài viết tiếp theo.