Các công việc của ngành Dược
Ngành Dược ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế đất nước.
Dược sĩ là những người thực hành nghề Dược trong ngành Y tế. Nhiệm vụ của các dược sĩ là tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật bằng việc tối ưu hóa và theo dõi việc dùng thuốc trong điều trị của người bệnh, kết hợp với các đồng nghiệp hoặc các nhân viên y tế để nghiên cứu lĩnh vực ngành Dược.
Theo học ngành Dược sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chủ đạo là hóa học và sinh học nhằm sử dụng vào mục đích bào chế để hiểu được những thành phần tương tác với cơ thể, sản xuất và phân phối dược phẩm, hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh.
Ai cũng nghĩ học Dược là để mở nhà thuốc, nhưng thực tế ngành Dược còn có nhiều cơ hội việc làm khác trong lĩnh vực y tế với mức lương ổn định.
Được đào tạo theo khung đào tạo bài bản, được trang bị chu đáo cả về kiến thức, thái độ, kỹ năng ngay từ khi đang ngồi trên giảng đường đại học như vậy nên cơ hội Việc làm dành cho Dược sĩ Cao đẳng là rất lớn. Dưới đây là một số lĩnh vực mà Dược sĩ Cao đẳng có thể làm việc:
- Kinh doanh: Làm việc bán thuốc tại những bệnh viện các tuyến từ Trung ương đến địa phương trên khắp cả nước đều tuyển Dược sĩ có bằng từ Cao đẳng trở lên để có thể tự xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc. Bên cạnh đó những người tốt nghiệp ngành Cao đẳng Dược khi có đủ chứng chỉ hành nghề Dược thì sẽ có điều kiện mở hiệu thuốc riêng.
- Sản xuất, kiểm nghiệm thuốc: Sở hữu tấm bằng tốt nghiệp hệ Cao đẳng trở lên sẽ có cơ hội làm việc tại những nghiên cứu, các công ty chuyên về mảng sản xuất và điều chế các loại thuốc. Ngoài ra cũng có thể làm việc ở những viện kiểm nghiệm về thuốc ở nhiều nơi và thực hiện công việc kiểm tra số lượng, chất lượng thuốc nhập vào, hạn sử dụng, khối lượng tồn kho.
- Làm việc tại bệnh viện: Sau tốt nghiệp cử nhân Dược có thể trở thành Dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện, chịu trách nhiệm ngành quản lý và cung ứng thuốc cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ tham vấn với bác sĩ kê đơn thuốc cho người bệnh.
- Tại cơ sở sản xuất thuốc, dược liệu: Trong những xí nghiệp, công ty sản xuất, tập đoàn sản xuất thuốc Dược sĩ tham gia vào quy trình nghiên cứu ra tính năng sản phẩm mới, dược phẩm, bào chế sản xuất thuốc...
Chức năng nhiệm vụ của dược sĩ tại nhà thuốc
Theo kết quả dự báo cho biết trong thời gian tới ngành Dược cần khoảng 25000 Dược sĩ trình độ từ Cao đẳng trở lên. Ở các bệnh viện, doanh nghiệp Dược thiếu hụt nhân lực ngành Dược trầm trọng. Bên cạnh đó hệ thống phân phối thuốc của nước ta đang ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng, luôn chú trọng để đạt chuẩn… từ đó mở ra cơ hội tốt cho các sinh viên ngành Dược.
Làm việc tại nhà thuốc - đây chính là công việc mà được nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành Dược. Khi đứng tại nhà thuốc các công việc màm dược sĩ sẽ cần làm thường xuyên là: đặt hàng, quản lý thuốc, quản lý hồ sơ và tư vấn chuyên môn cho khách hàng. Cụ thể như:
Đặt hàng và quản lý dược phẩm
Các quầy thuốc hoặc nhà thuốc thường có những đối tác lâu năm để mua bán hoặc có thể mua Dược phẩm tại các chợ thuốc… Tuy nhiên đặc thù của mỗi nơi mà hệ thống quản lý khác nhau để có cần phải kiểm tra hạn dùng, số liệu tồn kho… đây cũng là điều không thể thiếu trong các công việc hàng ngày của dược sĩ.
Quản lý hồ sơ
Tất cả các nhà thuốc hiện nay đều cần có một bộ hồ sơ GPP, các thông tin hướng dẫn chuẩn bị các chứng từ đều có trong quy định của Sở Y tế. Hầu hết nhà thuốc đang hoạt động thì đạt GPP rồi, từ đó việc cập nhật các giấy tờ không nhiều. Tuy nhiên khi hồ sơ nhân viên có sự thay đổi, đào tạo nhân viên hàng năm thì các giấy tờ sẽ yêu cầu được đổi mới hàng năm. Có những loại giấy tờ cần thiết thay đổi theo thời gian theo đúng quy định của nhà nước.
Mỗi năm Sở Y tế và Phòng Y tế sẽ có những cuộc họp hướng dẫn, cập nhật cho toàn bộ các nhà thuốc nên bản thân mỗi Dược sĩ làm trong nhà thuốc cần chú ý, tìm hiểu kỹ và tham gia đầy đủ.
Tư vấn chuyên môn
Mỗi ngày khi làm việc tại nhà thuốc dược sĩ sẽ được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân có trình độ, điều kiện kinh tế, tính cách khác nhau… từ đó dược sĩ tự đào tạo cho bản thân và trau dồi tích lũy thêm kỹ năng mềm để tạo ra sự hài lòng cho khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục bệnh nhân mua và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, chọn thuốc có giá cả phù hợp với yêu cầu của khách hàng đều là những việc không hề đơn giản mà Dược sĩ cần thực hiện.
Để trở thành Dược sĩ bạn nên học ở đâu?
Trong cuộc chiến chống lại bệnh tật những viên thuốc sẽ trở thành thần dược để giúp điều trị và bảo vệ sức khỏe cho mọi người nên ngành Dược được xếp vào danh sách những nghề cao quý bởi nó mang tính chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Cũng chính lý do đầy ý nghĩa nhân văn này mà có nhiều thí sinh lựa chọn theo học ngành Dược tại các trường Cao đẳng Y Dược ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy và chất lượng để sinh viên theo học trong 3 năm, hoàn thành chương trình học.
Năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược hệ chính quy theo hình thức xét tuyển học bạ. Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Dược là thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, có sức khỏe tốt, không trong thời gian thi hành án hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cùng với điều kiện xét tuyển đơn giản, mở ra cơ hội học tập cho hầu hết các thí sinh thì nhà trường cũng luôn chú trong đến việc đầu tư trang thiết bị, phòng học thực hành, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia để sinh viên được trải nghiệm các tiết học thực hành thú vị, nắm bắt kiến thức nhanh chóng. Đặc biệt phương pháp đào tạo của nhà trường lấy sinh viên làm trọng tâm kết hợp với việc áp dụng mô hình Trường học – Bệnh viện nên sẽ giúp sinh viên tích lũy kỹ năng thực tế phụ vụ tốt cho quá trình làm việc sau này.
Nhà trường với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm la địa chỉ uy tín giúp các bạn trả lời câu hỏi nên học Cao đẳng Dược ở đâu tốt nhất. Do vậy, thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng đào tạo của trường nói chung và của ngành học nói riêng.
Ngoài ngành Cao đẳng Dược thì trong năm học tới nhà trường vẫn tiếp tục tuyển sinh một số ngành học thuốc nhóm sức khỏe như: Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng, Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm.
Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Chức năng nhiệm vụ của Dược sĩ tại nhà thuốc?, từ đó thí sinh tìm hiểu và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân mình.