Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách kết hợp 4 chiến lược Marketing Dược mang lại doanh số vượt trội

Cập nhật: 06/10/2023 17:05 | Thu Hương

Ngành dược là một trong những ngành được chú trọng nhiều nhất hiện nay với nhiều cạnh tranh. Vì vậy marketing dược ngày càng được các công ty dược chú ý hơn nhằm thu hút sự quan tâm, tin cậy của bác sĩ, dược sĩ, người bệnh với dược phẩm của công ty. Vậy những chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc như thế nào?

Cách kết hợp 4 chiến lược Marketing Dược mang lại doanh số vượt trội

I. Marketing Dược là gì?

Marketing Dược chính là quá trình tiếp thị ngành Dược phẩm từ đó đáp ứng được nhu cầu điều trị của bác sĩ, bệnh nhân từ đó duy trì lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty, nhà sản xuất.

Mục tiêu của Marketing Dược là quảng bá sản phẩm dược đến bác sĩ, người bệnh, đồng thời xây dựng được hình ảnh, uy tín từ nhà sản xuất căn cứ trên niềm tin từ hiệu quả, chất lượng thuốc cùng các hoạt động chuyên nghiệp quảng bá.

Các mục tiêu cơ bản của Marketing Dược hiện nay bao gồm:

  • Mục tiêu về sức khỏe

Marketing dược sẽ giúp nâng cao nhận thức với mọi người về các vấn đề bệnh tật, biện pháp phòng ngừa về bệnh. Như vậy nhằm nâng cao nhận thức về bệnh lý, phương pháp điều trị về bệnh lý trước khi đưa phổ biến trên thị trường. Một trong những hoạt động của Marketing Dược là theo dõi tác dụng phụ của những loại thuốc từ đó đảm bảo được sự an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị.

  • Mục tiêu về kinh tế

Những tập đoàn, công ty sản xuất về Dược sẽ cần phải cân đối giữa các chi phí như phát triển sản phẩm mới, chi phí sản phẩm, chi phí điều trị cho người bệnh và lợi nhuận. Chính chi phí điều trị là thách thức của ngành Dược trong trường hợp giá sản phẩm cao sẽ khó để tiếp cận đến tay người tiêu dùng. Vì vậy những người làm công việc tiếp thị Dược cần chú ý mục tiêu từ những công ty bảo hiểm để vận động hành lang cho các phương pháp điều trị.

marketing dược

Những chiến lược marketing dược hiệu quả 

Top 4 chiến lược Marketing Dược phẩm

1. Chiến lược Marketing Dược phẩm là gì?

Chiến lược marketing Dược phẩm là sự kết hợp các kiến thức marketing và kiến thức ngành Dược từ đó tạo nên công cụ truyền thông tạo ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối Dược.

Khi kết hợp giữa marketing cùng với kiến thức ngành Dược sẽ giúp quảng bá sản phẩm thuốc của doanh nghiệp đến với mọi người nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Có chiến lược marketing phù hợp và đúng cách sẽ giúp sản phẩm thuốc tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng và phổ biến hơn trên thị trường dược phẩm.

2. Top 4 chiến lược Marketing cho sản phẩm thuốc

  • Quảng cáo sản phẩm trên các kênh

Quảng cáo là một trong những chiến lược được nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng để giúp cho hoạt động marketing dược phẩm tiếp thị, tiếp cận được với những khách hàng mới thông qua việc giới thiệu quảng bá qua các phương tiện đa dạng.

Bạn có thể tối ưu hoạt động marketing dược phẩm của công ty bằng cách chú trọng việc quảng cáo tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế tư nhân,…qua kênh báo chí, sách hướng dẫn, tờ rơi, phát cho người bệnh hoặc các bác sĩ, dược sĩ,..

  • Trưng bày sản phẩm hiệu quả

Một trong những chiến dịch hiệu quả nữa là trưng bày sản phẩm. Ngành dược là ngành chuyên môn nên nếu không hiểu, không biết gì về sản phẩm thì người bệnh sẽ không dám mua, không dám sử dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp dược, nhà sản xuất dược phẩm cần phải trưng bày sản phẩm của mình cho khách hàng thấy, tạo mối quan hệ tốt với các địa điểm bán dược phẩm để có thể trưng bày sản phẩm của công ty mình tại đó.

marketing dược
Cách kết hợp 4 chiến lược Marketing Dược mang lại doanh số vượt trội
  • Chăm sóc thúc đẩy hệ thống bán lẻ rộng

Điểm yếu chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dược nói riêng theo nghiên cứu của trưởng khoa dược trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn là ở khâu phân phối sản phẩm và thường phụ thuộc vào hệ thống bán buôn. Điều này sẽ khiến tính lệ thuộc cao và rất dễ tạo ra những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng từ choiosi không mua hàng nữa hoặc nếu mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối không tốt thì cũng có khả năng mất mối bán hàng và bị gián đoạn ngay. Vì vậy thay vì bán buôn thì hãy thử một số cách phân phối, bán thuốc thông minh sau đây:

- Mở rộng kênh OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc)

Hiện nay, theo khảo sát của Việt Nam Report đánh giá về các chiến lược của nhiều doanh nghiệp Dược Việt thì đã có 67% doanh nghiệp phẩn hồi sẽ phát triển mở rộng kênh OTC cho thấy các doanh nghiệp đang dần quan tâm tới thị trường bán le ngoài thị trường nhiều hơn. Thị trường bán lẻ này có tới khoảng 50.000 nhà thuốc chiếm giữ tới 95% thị phần.

Việc tận dụng marketing bằng kênh này luôn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp dược phát triển nhanh chóng. Nhiều nhà sản xuất dược phẩm đã đạt được được thành công lớn nhờ bán hàng qua kênh này là: Traphaco, dược Hậu Giang,…

- Hợp tác phân phối sản phẩm với chuỗi nhà thuốc GPP

Đây là một trong những cách marketing khôn ngoan dù chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ những người dân vẫn giữ thói quen mua thuốc tại những cửa hàng truyền thống. Việc xây dựng nhà thuốc GPP là xu hướng mới của tương lai. Việc này không chỉ phù hợp với thị trường mà còn có được sự hậu thuẫn từ chính phủ. Đây là cách đi tốt nhất với những doanh nghiệp không có khả năng xây dựng chuỗi nhà thuốc riêng.

- Phân phối thông qua siêu thị thuốc

Mô hình kinh doanh này đã được phổ biến tại nhiều nước như Canada,  Mỹ,...thực hiện việc bán kết hợp giữa thuốc và các sản phẩm hóa dược, thiết bị y tế như hình thức siêu thị tự chọn. Tuy nhiên, hiện nay người Việt Nam vẫn chỉ quen mua thuốc lẻ, từng viên chứ không mua theo hộp, và cũng không quen mua kết hợp với các sản phẩm khác. Vì vậy nếu muốn thúc đẩy phát triển theo mô hình phân phối thông qua siêu thị thì phải thay đổi nhận thức, thói quen của người tiêu dùng trước. Việc bán qua siêu thị sẽ chỉ cho phép các trình dược viên bán những loại thuốc thông thường, không cần kê đơn như thuốc cảm, sổ mũi, vitamin…

- Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối dược sĩ

Dược phẩm là lĩnh vực có tính bất đối xứng thông tin rất cao giữa người cung cấp thuốc (bác sĩ, dược sĩ) và người sử dụng. Họ không có quyền thương lượng trong giao dịch khám chữa bệnh của chính bản thân; chỉ biết ngày uống mấy lần, trước hay sau khi ăn.

Vì vậy, bác sĩ và dược sĩ là người quyết định thuốc có được bán hay không, còn các mắt xích trong kênh phân phối chỉ làm nhiệm vụ trung gian đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy các doanh nghiệp dược nên có thêm đội ngũ trình dược viên để thuận tiện cho việc cung cấp những kiến thức mới về thuốc.

  • Tạo hiệu ứng cộng đồng 

Hiệu ứng cộng đồng luôn là chìa khóa cho bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh nào. Do đó, việc xây dựng quan hệ cộng đồng cũng là chiến lược marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm.

Tham gia vào các hoạt động cộng đồng tại địa phương, hay hợp tác cùng các doanh nghiệp trong những chương trình dành cho sức khỏe… cũng là cách để quảng bá sản phẩm thuốc.

3. Yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược Marketing

  • Lấy khách hàng làm trung tâm khi tiếp thị sản phẩm dược

Một trong những nghệ thuật của marketing ngành Dược là hợp tác cả hai bên cùng có lợi. Nếu bạn càng cố thuyết phục thì khách hàng sẽ tìm mọi cách để kháng cự. Như vậy bạn cần tạo ra giá trị cho họ mới có thuyết phục được khách hàng.

Giải pháp phù hợp là cần nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng và mục tiêu trowsc khi đưa ra giải pháp, chiến lược phù hợp với khách hàng.

  • Lấy sản phẩm làm gốc

Cần tập trung vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giải quyết vấn đề của họ là kế hoạch Marketing Dược hiệu quả. Đồng thời cần cung cấp cho khách hàng biết những giá trị sản phẩm, dịch vụ quan trọng cho kế hoạch tiếp thị xuất sắc. Có thể thấy rằng vai trò của người làm tiếp thị ngành Dược là truyền tải giá trị của thương hiệu đến với người dùng cách hiệu quả nhất.

  • Nhấn mạnh đến cảm xúc người dùng

Trong marketing dược phẩm việc tập trung vào yếu tố cảm xúc của khách hàng sẽ đóng vai trò quan trong, đồng thời cần phải điều chỉnh phù hợp sự tuân thủ và luật dược để mang đến những thông điệp cảm xúc chạm đến trái tim mang đến sự thành công chiến dịch quảng bá ngắn hạn và phát triển thương hiệu trong dài hạn.

III. Những lưu ý khi làm ngành marketing Dược

  • Đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu
  • Kiểm soát và cập nhậ SEO thường xuyên
  • Blog công cụ thu hút, thu phục khách hàng hàng đầu
  • Mở rộng và phân loại danh sách email khách hàng
  • Sử dụng mạng xã hội
  • Marketing bằng nền tảng di động

Trên đây là những chiến lược marketing ngành Dược nhằm tối ưu hệ thống bán hàng, thúc đẩy sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng hơn. Nếu xây dựng một chiến lượng marketing tốt, công ty, doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Các bạn thí sinh đang có nguyện vọng theo học Cao đẳng Dược cũng nên tìm hiểu thêm về lĩnh vực marketing Dược sẽ rất hữu ích cho công việc của các bạn trong tương lai.