Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề Dược 2025

Cập nhật: 20/02/2025 15:09 | Nhâm PT

Chứng chỉ hành nghề Dược là một văn bằng chuyên môn bắt buộc đối với những người làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin mới nhất về quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề Dược 2025, bạn đọc hãy cùng đón đọc.

Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề Dược 2025

Tổng quan về chứng chỉ hành nghề Dược

Định nghĩa chứng chỉ hành nghề Dược

Chứng chỉ hành nghề Dược là loại giấy tờ chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân đáp ứng đầy đủ những điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực ngành Dược theo đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là điều kiện bắt buộc để người có chuyên môn về Dược được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực Dược phẩm tại Việt Nam.

Những Dược sĩ có mong muốn mở cơ sở kinh doanh Dược phẩm riêng cần có chứng chỉ hành nghề Dược - Điều kiện bắt buộc theo đúng quy định của Bộ Y tế. Bởi chứng chỉ không chỉ đơn giản là thủ tục hành chính mà còn là sự chứng minh người sở hữu đã đạt đủ những tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực để tham gia vào thị trường chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Vai trò của chứng chỉ hành nghề Dược hiện nay

Chứng chỉ hành nghề Dược hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng trong ngành Dược bởi ngoài yếu tố pháp lý thì đây còn là yếu tố giúp đảm bảo chất lượng, uy tín của người hành nghề Dược, cụ thể vai trò chính của chứng chỉ hành nghề Dược như:

  • Chứng chỉ hành nghề Dược là yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với bất kỳ cá nhân nào muốn thực hiện các công việc liên quan đến Dược phẩm. Đồng thời giúp cho người sở hữu chứng chỉ hành nghề tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về Y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
  • Giúp người hành nghề nắm vững những quy trình kiểm tra chất lượng thuốc, đảm bảo thuốc lưu hành trên thị trường mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về an toàn, hiệu quả trong sử dụng;
  • Với những cơ sở bán thuốc hoặc nhà thuốc sở hữu những chứng chỉ hành nghề Dược sẽ giúp tạo dựng được lòng tin từ phía khách hàng, bên cạnh đó còn tăng cường chất lượng dịch vụ;
  • Khi sở hữu chứng chỉ hành nghề Dược mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp như làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, công ty dược phẩm, hoặc thậm chí là nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Dược học;
  • Chứng chỉ hành nghề cũng giúp người hành nghề cam kết tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin bệnh nhân và tính minh bạch trong các hoạt động dược phẩm.

Phân loại chứng chỉ hành nghề Dược

Theo quy định cụ thể trong Nghị định 54/2017/NĐ-CP về việc thi hành Luật Dược năm 2016, chứng chỉ hành nghề Dược được phân thành hai loại như sau:

  • Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp thông qua việc xét hồ sơ (theo mẫu số 06 tại Phụ lục I của Nghị định 54/2017/NĐ-CP). Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức xét hồ sơ thuộc về Sở Y tế;
  • Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp thông qua việc thi (theo mẫu số 07 tại Phụ lục I của Nghị định 54/2017/NĐ-CP). Để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược theo hình thức này các cá nhân cần tham gia kỳ thi tập trung tại những cơ sở tổ chức thi hoặc thi theo hình thức trực tuyến. Theo đó cần thi hai phần kiến thức là kiến thức chung về ngành Dược và kiến thức chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc ngành Dược phẩm.  Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi thuộc về Bộ Y tế.

chứng chỉ hành nghề dượcChứng chỉ hành nghề Dược là yêu cầu pháp lý và điều kiện tiên quyết để cá nhân có thể hành nghề trong lĩnh vực dược phẩm một cách hợp pháp

>> Giải đáp thắc mắc: Bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc hay nhà thuốc

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Theo luật Dược năm 2016 tại điều 13 những người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như:

Yêu cầu về bằng cấp

Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định dựa trên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thăm khám chữa bệnh của người dân. Từ đó để được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh Dược sẽ cần có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn bao gồm:

  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược (sau đây gọi là Bằng Dược sỹ);
  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành y đa khoa;
  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành Dược cổ truyền;
  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Sinh học;
  • Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Hóa học;
  • Bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược;
  • Bằng tốt nghiệp Trung cấp ngành Dược;
  • Bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp ngành y;
  • Bằng tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền hoặc Dược cổ truyền;
  • Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp Dược;
  • Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương Dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y Dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Thời gian thực hành và kinh nghiệm làm việc

Thời gian thực hành công tác làm việc sẽ là một trong những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược theo đó cần có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh Dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các trường đào tạo ngành Dược, cơ sở nghiên cứu Dược, bộ phận Dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,  cơ quan quản lý về Dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở Dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

  • Trong trường hợp người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề Dược sẽ không yêu cầu thời gian thực hành, tuy nhiên cần phải cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược theo đúng quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này;
  • Trường hợp người có trình độ chuyên khoa sau Đại học thích hợp với phạm vi hành nghề như vậy sẽ được giảm thời gian thực hành theo đúng quy định của Chính Phủ.
  • Trường hợp người có văn bằng chuyên môn tại Điểm I, khoản 1, điều 13 của Luật này sẽ cần thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề Dược 

Để được cấp Chứng chỉ hành nghề Dược thì một trong những điều kiện là phải có đủ sức khỏe để hành nghề Dược được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. 

Điều kiện cấp chứng chỉ  khá nhiều thủ tục

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào?

Quy trình cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Chuẩn bị Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược

Khi đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên, cần hoàn thiện hồ sơ để xin cấp chứng chỉ hành

  • Đơn đề nghị cấp có ảnh chân dung chụp trong thời gian không quá 06 tháng của người đề nghị cấp chứng chỉ;
  • Văn bằng chuyên môn (bản sao);
  • Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ;
  • Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn (nếu có - do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp);
  • Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược nếu bị thu hồi chứng chỉ hành nghề;
  • Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn (bản sao chứng thực);
  • Phiếu lý lịch tư pháp.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Trung tâm giao dịch hành chính của Sở Y tế, hồ sơ sau đó sẽ được thẩm định để cấp chứng chỉ hoặc sẽ được gửi trả lại nếu không đủ kiện.

Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề Dược

Quy trình cấp Chứng chỉ hành nghề Dược tại Việt Nam bao gồm 4 bước chính như sau:

- Bước 1: Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận hồ sơ tương ứng với phạm vi hành nghề dược, cụ thể:

  • Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (dược liệu, thuốc cổ truyền);
  • Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (dịch vụ thử thuốc lâm sàng, tương đương sinh học);
  • Cục Quản lý Dược (các trường hợp khác quy định tại Điều 11 Luật Dược).

- Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ (Mẫu 01 Phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP). Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ghi Phiếu, nếu không có yêu cầu sửa đổi thì cấp Chứng chỉ.

Nếu có yêu cầu sửa đổi thì thông báo cho người đề nghị trong vòng 10 ngày làm việc.

- Bước 3: Người đề nghị sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại. Cơ quan tiếp nhận cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi (Mẫu 01 Phụ lục I).

Trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông báo sửa đổi, người đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi; quá thời hạn này hồ sơ cũ mất giá trị.

- Bước 4: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Chứng chỉ, cơ quan cấp công bố thông tin về người được cấp Chứng chỉ (họ tên, số Chứng chỉ, phạm vi hoạt động) trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược

Theo duy định các trường hợp sẽ không được cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược bao gồm:

  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm các công việc liên quan đến hoạt động Dược theo quyết định của Tòa án.
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề Dược 

Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người cần cấp giấy chứng nhận hành nghề Dươc, Sở Y tế sẽ gửi phiếu tiếp nhận về tại nơi đăng ký cho bạn. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ nhận được yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ trong vòng 03 ngày từ khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.

Khi hồ sơ đề nghị đã hợp lệ, Sở Y tế sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ. Thời gian cấp khi đủ điều kiện là trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thẩm định.

Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ, ngay sau đó Sở Y tế sẽ trả lại hồ sơ cùng thông báo lý do chưa đủ điều kiện để bạn hoàn thiện và gửi lại vào lần thẩm định kế tiếp.

Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn bao lâu

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Dược, mỗi người được cấp một chứng chỉ hành nghề Dược và theo quy định chứng chỉ hành nghề Dược sẽ không có thời hạn sử dụng nhưng sẽ hết hiệu lực trong một số các trường hợp  mà người hành nghề không đáp ứng được đúng điều kiện để ngành nghề. Chứng chỉ hành nghề Dược không có thời hạn sử dụng, tuy nhiên nó sẽ đương nhiên hết hiệu lực trong một số trường hợp mà người hành nghề không còn hoặc không đáp ứng được các điều kiện để hành nghề. 

Một số các trường hợp sẽ khiến chứng chỉ hành nghề hết hiệu lực như:

- Người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược đã chết hoặc mất tích theo bản án, quyết định của Toà án;

- Người không được cấp giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, kiến thức chuyên môn Dược trong 3 năm kể từ khi được cấp chứng chỉ hoặc từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình gần nhất.

Qua bài viết trên đã chia sẻ những thông tin liên quan đến điều kiện, thủ tục và thời gian cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Hi vọng những chia sẻ đó đã giúp bạn giải đáp thắc mắc để có thể chuẩn bị tốt nhất cho nghề nghiệp sau này.