Học Dược có cần học tiếng Anh không?
Nhận biết được vai trò quan trọng trên của tiếng Anh, mỗi sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM hãy trang bị vốn ngoại ngữ cho mình ngay từ bây giờ. Không chỉ ngành dược học mà tất cả các ngành nghề khác đều phải xem tiếng anh là một yêu cầu không thể thiếu đối với cộng việc của mình sau này.
-
Học Dược cần học tiếng Anh chuyên ngành
Y học hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây, do đó, hầu hết tên thuốc và thành phần của chúng đều được ghi bằng tiếng Anh. Thêm nữa, những phát minh mới trong ngành y dược cũng đều được ghi chép bằng tiếng Anh để thuận tiện trong việc phổ biến ra thế giới. Do vậy, việc học Dược cần học tiếng Anh chuyên ngành để dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ kiến thức và đọc hiểu, trau dồi thêm những tri thức mới.
--- Xem thêm: Các thuật ngữ tiếng anh sinh viên chuyên ngành Dược cần nắm vững
Các công ty Dược phẩm nước ngoài cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Trình độ tiếng Anh chuyên ngành tốt sẽ giúp sinh viên ra trường có cơ hội làm việc tại những công ty này với mức thu nhập cao.
Ngoài ra, tiếng Anh chuyên ngành Dược cũng giúp mở ra nhiều cơ hội khác cho những người theo đuổi ngành học này. Các học bổng, cơ hội hợp tác, hội thảo quốc tế đến từ các bệnh viện, trường đại học, tổ chức lớn trên thế giới như học bổng VEF của Mỹ, học bổng DAAD của Đức, hội nghị GMS, Operation Smile… sẽ chỉ dành cho những sinh viên, cán bộ y tế có trình độ tiếng Anh chuyên ngành cao.
Học giỏi Tiếng Anh mở ra nhiều cơ hội tốt cho sinh viên
Học Dược cần học tiếng Anh giao tiếp
Tiếng Anh chuyên ngành tốt mà không có tiếng Anh giao tiếp cũng khiến sinh viên lao đao và khó khăn hơn trong việc hội nhập.
Một thực tế chỉ ra rằng sinh viên Việt Nam thường giỏi về lý thuyết hơn là thực hành. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, sinh viên thường giỏi về đọc hiểu hơn là nghe nói. Thực trạng này cũng gây ra nhiều trở ngại, thách thức cho sinh viên trong việc tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh.
Để có thêm động lực trau dồi tiếng Anh giao tiếp, sinh viên học Cao đẳng Dược cần biết rằng, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thực sự quan trọng, bổ trợ cho tiếng Anh chuyên ngành rất nhiều.
Cùng với đó, có một khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn có thể tự tin trước các bệnh nhân là người nước ngoài, giúp bạn nắm bắt được tình trạng của họ cũng như giữ được hình ảnh chuẩn mực, gần gũi của người y dược sĩ đối với bệnh nhân.
Vai trò của tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại
-
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế
Tiếng Anh không phải ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng lại được chọn là ngôn ngữ quốc tế. Hãy thử tưởng tượng, xung quanh bạn là những người bạn đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Tây Ban Nha… Làm thế nào để mọi người có thể nói chuyện và hiểu nhau? Sử dụng ngôn ngữ cơ thể? Có thể, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Lúc này, tiếng Anh đóng vai trò là cầu nối, gắn kết những con người đến từ các quốc gia khác nhau. Do đó, để hòa nhập và đi ra thế giới, một công dân toàn cầu nhất thiết cần được trang bị vốn tiếng Anh đủ để tự tin khi giao tiếp.
Tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại
-
Tiếng Anh là lợi thế lớn khi xin việc
Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu về về tuyển dụng ngày càng cao, bạn cần có những lợi thế nhất định để công ty tuyển bạn, thay vì một người nào đó khác. Tiếng Anh lúc này phát huy tác dụng là ưu điểm khiến bạn nổi bật hơn.
Điều này còn thể hiện rõ ràng hơn khi bạn xin việc ở một công ty nước ngoài. Bất kể là công ty Nhật Bản hay Hàn Quốc, vốn tiếng Anh tốt cũng khiến bạn có thêm điểm cộng rất lớn và là cơ sở để quyết định mức thu nhập của bạn ở mức cao hay trung bình. Tìm hiểu : Lương của dược sĩ mới ra trường là bao nhiêu? Để biết thêm tiền lực của ngành hiện tại như thế nào?
Chỉ cần giỏi tiếng Anh và thêm một chút kỹ năng chuyên môn, bạn có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề. Đó có thể là biên phiên dịch, giáo viên ngoại ngữ, xuất nhập khẩu, hướng dẫn viên du lịch, trợ lý…
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên bạn đọc có lời giải đáp cho thắc mắc: Học Dược có cần thiết phải giỏi Tiếng Anh hay không?, từ đó có định hướng đúng đắn trong tương lai.