Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tổng quan về ngành Dược Việt Nam hiện nay

Cập nhật: 20/04/2023 14:55 | Nhâm PT

Trong những năm gần đây ngành Dược Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người và đồng thời là các nguồn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp nội và ngoại. Ngành Dược đang có những cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn mới đầy hi vọng.

Tổng quan về ngành Dược Việt Nam hiện nay

Nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh cho ngành Dược

Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, ngành Dược Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có ngành Dược mới nổi (Theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute). Do dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn "già hóa" nhanh nhất từ trước tới nay khi tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017 và dự kiến vào năm 2050 sẽ đạt 21%. Như vậy đồng nghĩa rằng khi tốc độ già hóa nhiều thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên do đó ngành Dược cũng có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Theo nhận định thì công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân còn lại phải nhập khẩu. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa phát triển được công nghệ hóa dược hiện đại và chưa thành lập các vùng chuyên sản xuất dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn, chưa kể chi phí đầu tư công nghệ và nghiên cứu tốn kém. Chính vì lý do đó mà việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại.

Theo thống kê mới nhất cho thấy chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng 37,97 USD vào năm 2015, khoảng 56 USD năm 2017 và duy trì chi tiêu dành cho dược phẩm ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025.

Ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh với sự dịch chuyển lớn về số lượng và chất lượng và sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021.

Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2005 và dự báo đến năm 2027

Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2005 và dự báo đến năm 2027

TS Phạm Hoài Nam, giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chia sẻ: "Tiềm năng tăng trưởng ngành Dược được nhận định rất khả quan vì ý thức bảo vệ sức khỏe của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược".

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC CHÍNH QUY CHỈ CẦN TỐT NGHIỆP THPT

Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam

Dược phẩm Việt Nam vốn được xem là ngành tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng ngành Dược đang trên đà phát triển đầy tiềm năng. Chiến lược phát triển ngành Dược quốc gia đến 2020 và tầm nhìn 2030 đang được các doanh nghiệp đồng loạt tham gia cạnh tranh. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển này nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng có chất lượng, giá hợp lý theo cơ cấu bệnh tật.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược nêu rõ ngành Dược Việt Nam hiện nay cần chú trọng hơn nữa chính sách cung ứng thuốc cho đối tượng dân tộc thiểu số, người nghèo vùng sâu vùng xa. Mục tiêu hướng đến năm 20130 thuốc sản xuất trong nước sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng, sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc, phân phối thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển

Giải pháp về xây dựng ban hành chính sách

Thực hiện công tác sửa đổi và bổ sung luật dược, ban hành các chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất cung ứng và sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị, có dạng bào chế đặc biệt, vắc xin; ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam.

Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay đang có nhiều bước tiến triển vượt bậc

Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay đang có nhiều bước tiến triển vượt bậc

Giải pháp về quy hoạch

Thực hiện các biện phát sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh, quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin. Quy hoạch lại hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hơn, quy mô cũng lớn hơn. Ưu tiên phát triển vùng nuôi trồng cây làm thuốc, bảo tồn nguồn gen và phát triển các loại dược liệu quý hiếm...

Giải pháp về đầu tư

Đẩy mạnh công tác huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cho ngành dược. Đầu tư hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế phát triển còn khó khăn hay vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế

Tăng cường hợp tác với các nước có tiềm năng phát triển nền công nghiệp dược, tập trung đối đa nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý các nước và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành dược Việt Nam. Dù còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao thì Việt Nam là nước có nhiều tiêm năng để phát triển ngành dược phẩm. Dự đoán trong vòng 5 năm tiếp theo sinh viên đăng ký theo học Cao đẳng dược sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng cầu tuyển dụng của nhiều lĩnh vực ngành dược trong và ngoài nước.

Giữ vững ổn định để 5 năm tới ngành dược Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định nhất thế giới.