Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là việc sử dụng các phương pháp trị liệu: vận động cơ học, siêu âm, nhiệt, điện,…để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng cơ thể đang bị suy giảm. Những người thực hiện công việc này được gọi là những nhà vật lý trị liệu. Bên cạnh việc thực hiện chữa trị về thể chất thì họ còn giúp người bệnh trong việc phục hồi cả về tinh thần.
Những bệnh lý có thể chữa trị bằng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng nhu sau:
- Chấn thương do tham gia hoạt động thể thao: ngã xe, gãy xương, trật khớp, đau nhức cơ thể,…
- Phục hồi sau di chứng của tại biến mạch máu não
- Đau lưng do bị thoái hóa đốt sống lưng
- Đau xương, khớp, dây thần kinh,…
- Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, viêm, đục thủy tinh thể,…
- Bệnh về da: mụn, viêm, nám,..
- Các bệnh khác: mất ngủ, khó ngủ, đau đầu,…
Mức độ hiệu quả của phương pháp này ngày càng được Y học công nhận vì cách điều trị này không gây hại hay biến chứng cơ thể nhưng có một điểm hạn chế đó là thời gian thực hiện điều trị Vật lý trị liệu thường kéo dài. Bệnh nhân phải nằm viện hoặc đến bệnh viện thường xuyên để các bác sĩ thăm khám.
Vì vậy, để thuận tiện hơn trong việc di chuyển cũng như không mất thời gian đến bệnh viện, nhiều bệnh nhân đã quyết định chọn phương pháp vật lý trị liệu tại nhà.
Điều trị vật lý trị liệu tại nhà hiệu quả
>> Xem ngay: Các ngành học của trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM để chọn cho mình một ngành học phù hợp nhất.
Thực hiện Vật lý trị liệu tại nhà hiệu quả
Việc bệnh nhân thực hiện điều trị vật lý tại nhà, không chỉ có bác sĩ chuyên môn mà những người thân của người bệnh cũng có thể tham gia vào quá trình chữa trị. Những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả có thể kể đến:
Tác nhân Vật lý bao gồm những phương pháp:
+ Quang trị liệu: dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia laser...
+ Nhiệt trị liệu: nhiệt nóng và nhiệt lạnh
+ Điện trị liệu: dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, các dòng điện giảm đau...
+ Siêu âm trị liệu: dùng sóng nén
+ Thủy trị liệu: có các kỹ thuật như ngâm, tắm, vòi tia, uống, ...
+ Từ trị liệu: Điện từ trường, nam châm vĩnh cửu
+ Oxy cao áp trị liệu
Đồng thời sử dụng thêm phương pháp tác nhân cơ học: các kỹ thuật xoa bóp, massage, nắn chính, kéo dãn cơ, máy rung cơ học...
Một số bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu
Dưới đây là một số những bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu tại nhà được Trường Cao đẳng Y Dược sài Gòn thống kê như sau:
- Bệnh lý về thần kinh – cơ: chấn thương sọ não, bãi não, đột quỵ, tổn thương tủy sống,…
- Bệnh về cơ-xương-khớp: thoái hóa khớp, gãy xương, thoái hóa đốt sống cổ, tổn thương mô mềm, bong gân, tổn thương dây chằng,…
- Bệnh về hô hấp, tim mạch: viêm phổi, phổi tắt nghẽn mãn tính, hen phế quản…Việc thực hiện phương pháp vật lý trị liệu giúp các bệnh nhân đào thảo đờm nhớt từ phổi ra, tiết kiệm năng lượng hít, thở,…
- Bệnh lý trẻ em: chậm phát triển trí não, tự kỷ, bại não thể co cứng, viêm màng não, dị tật bẩm sinh,…
Vật lý trị liệu giúp những người lớn tuổi có thể vận động tốt hơn, đối với những người bị hôn mê có thể giảm được những biến chứng: lở loét, co cơ, teo cơ, cứng khớp,…do nằm bất động. Ngoài ra còn có hình thức phục hồi chức năng cơ bản có những bài tập vận động để phòng tránh các bệnh: nhồi máu cơ tim, tuần hoàn máu não, suy tim,…
Trên đây, Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn đã tổng hợp thông tin về phương pháp vật lý trị liệu tại nhà. Hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho các bạn về ngành Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng.