Hãy cùng xem 24 mã đề thi Lịch Sử THPT Quốc gia năm 2017 nhanh nhất trên website của Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM trong bài viết sau đây.
Đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia 2017: mã đề 313
Lưu ý: Các đánh dấu trong đề là của thí sinh, không phải đáp án.
Nhận xét chung về đề thi THPTQG môn Lịch sử 2017
Theo thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, đề thi THPT quốc gia Lịch sử giải quyết được mục đích xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, với mục đích xét tuyển sinh vào đại học, đề này tương đối dễ, khó chọn được học sinh giỏi.
Đề thi có nội dung kiến thức bao quát chương trình Lịch sử Việt Nam và thế giới. Ấn tượng nhất trong đề là 3 câu đề cập đổi mới giáo dục và kinh tế xã hội.
Các thí sinh cho biết với đề Sử năm nay, nếu nắm vững kiến thức, sẽ làm bài tốt. Có một vài câu đòi hỏi phải tư duy, suy luận nhưng không nhiều. Một số thí sinh cho hay đề thi hỏi một số vấn đề như giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cải cách giáo dục... Đề thi Lịch sử năm nay kiến thức dàn trải. Nhiều câu hay đòi hỏi thí sinh phải nhớ các mốc thời gian và xâu chuỗi sự kiện mới có thể chọn đúng được đáp án.
Đánh giá về đề thi môn Lịch sử sáng nay, theo Thạc sĩ Hồ Quang Lưu, giảng viên khoa Việt Nam học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và có tính phân loại rất cao, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng. Học sinh không thể học tủ mà phải học bao quát tất cả kiến thức mới làm bài được và đạt điểm cao. Tuy nhiên, một số câu hỏi có đáp án gần giống nhau khiến thí sinh còn băn khoăn.
Năm 2017 là năm có nhiều sự biến đổi của kì thi THPT Quốc gia nói chung, trong đó đặc biệt có môn Lịch sử nói riêng. Theo đó, bài thi môn Lịch sử sẽ chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm với 40 câu và thời gian làm bài 50 phút. Đây có lẽ sẽ là trải nghiệm đầu tiên, khác lạ của lứa học sinh sinh năm 1999.
=> Về phạm vi và nội dung đề thi: Đề thi được thiết kế dựa trên chủ trương bám sát chương trình SGK Lịch sử 12, các vấn đề và nội dung câu đều không có gì xa lạ với học sinh và bao gồm hai phần Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Phạm vi đề thi có dạng thức tương tự đề thi minh họa, thử nghiệm và đề thi tham khảo. Đồng thời, đề cũng có sự sắp xếp theo vùng từ dễ đến khó, bám sát ma trận kiến thức, tạo tâm lí thoải mái và thuận lợi cho các em học sinh làm bài.
=> Về độ khó và sự phân bổ kiến thức: Việc điều chỉnh hình thức thi, thời gian thi, nội dung của kì thi THPT Quốc gia năm 2017 so với các năm trước kéo theo việc điều chỉnh lại cấu trúc đề thi/độ khó của đề thi môn Lịch sử, có độ phân hóa, hạn chế tình trạng học tủ, học lệch nhưng học sinh sẽ bị áp lực về mặt thời gian.
Sự phân bổ số lượng câu hỏi giữa hai mảng Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam cũng vẫn tương tự như các đề hằng năm (28 câu Lịch sử Việt Nam và 12 câu Lịch sử thế giới). Mức độ phân bổ độ khó/dễ cũng tương đối rõ ràng để đảm bảo 2 mục tiêu của kì thi với khoảng 24 câu hỏi ở mức độ cơ bản, các câu còn lại có độ khó tăng dần dùng để phân loại thí sinh.
=> Đề thi năm nay có sự xuất hiện dạng bài mới là trích dẫn các văn bản lịch sử: Ví dụ câu 7, 10 mã 310, không thấy xuất hiện lại dạng sắp xếp các sự kiện như dạng thức đề minh họa, thử nghiệm và đề thi tham khảo. Đồng thời các câu hỏi có tính thời sự vẫn có mặt như câu hỏi về xu thế toàn cầu hóa (câu 37 mã 310); vấn đề quan hệ quốc tế trong giai đoạn sau kết thúc chiến tranh lạnh như câu 29 mã 301. Tuy nhiên, các chủ đề xuất hiện trong đề không mới.
Nhìn chung, đề không quá khó so với đề thi minh họa, thử nghiệm và tương đương đề thi tham khảo, cách ra đề cũng hạn chế những câu hỏi ở mức học thuộc lòng, góp phần thay đổi dần cách nhìn của xã hội đối với môn Lịch sử.
>>Xem đáp án chính thức môn GDCD THPT quốc gia 2017