Đại học tại chức là gì?
Có lẽ nhiều người vẫn chưa hiểu rõ học tại chức là gì? Đây là một loại hình đào tạo dành cho đại đa số những người có mong muốn vừa học vừa làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm. Học tại chức thường học vào các buổi tối để phù hợp với nhu cầu của đại đa số người học. Học tại chức mang lại nhiều thuận lợi đối với người học khi tiết kiệm được thời gian mà ra trường vẫn có đủ bằng cấp tương đương đại học.
➤ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG Y DƯỢC TPHCM - TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN
Học tại chức được nhiều học viên lựa chọn
Chương trình cao đẳng, đại học tại chức được các trường xây dựng dựa trên cơ sở chương trình hệ chính quy. Nội dung chương trình tại chức phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung cũng như trình độ đào tạo giống như chương trình hệ chính quy nên sinh viên khi theo học không phải quá lo lắng về chất lượng đào tạo vì chương trình đào tạo hiện nay của các trường đại học và cao đẳng hầu như đạt tiêu chuẩn theo Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra. Sinh viên được học lý thuyết và thực hành đầy đủ, cập nhật được các kiến thức mới từ nhà trường.
Có người đặt ra câu hỏi rằng: Bằng Đại học tại chức là gì và giá trị của nó như thế nào? Bằng đại học tại chức, được quy định tại Luật Giáo dục đại học sửa đổi được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 6 vừa qua, chính là loại bằng có giá trị tương đương với loại bằng đại học chính quy, hình thức đào tạo chuyên biệt so với loại hình đào tạo chính quy.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa bằng Đại học tại chức và bằng chính quy đó là trên tấm bằng sẽ được ghi rõ thông tin là bằng tại chức. Đây được xem là một trong những điểm khác biệt cơ bản nhất để mọi người được phân biệt giữa hai tấm bằng nay. Còn về giá trị thì hiện nay bằng đại học tại chức, liên thông và bằng đại học chính quy cũng đã được công nhận có giá trị ngang nhau, sinh viên có thể dùng loại bằng này để xin việc ở nơi mình có nhu cầu chỉ cần đủ năng lực làm việc.
Mỗi một trường đào tạo hệ Đại học tại chức sẽ có những quy định riêng về hình thức đào tạo sao cho phù hợp và thời gian học cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển dụng cũng như đặc thù công việc hay thi tuyển công chức ở nhiều nơi vẫn sẽ có sự phân biệt rõ rệt giữa hai loại bằng theo hình thức đào tạo này. Sinh viên nên theo dõi sự thay đổi của các trường đại học cao đẳng trên cả nước để cập nhật thông tin mới nhất về lịch tuyển sinh.
>>> Bạn đang có ý định học bằng đại học tại chức hãy tìm hiểu thêm Bằng Đại học tại chức có giá trị không?
Học tại chức mấy năm và điều kiện để học tại chức là gì?
Nhiều người thắc mắc rằng với chương trình học tương đương và giá trị bằng đại học tại chức không khác bằng đại học chính quy là mấy, vậy học tại chức mấy năm mới đủ chương trình, phải chăng cũng bằng với chương trình đại học chính quy?
Theo quy định từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các trường sẽ tổ chức đào tạo hệ tại chức theo khoá học, năm học. Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình học cụ thể. Thời gian hoàn thành một chương trình theo hình thức đào tạo tại chức phải dài hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ Đại học chính quy từ nửa năm đến một năm. Và căn cứ vào khối lượng kiến thức quy định cho mỗi chương trình, Hiệu trưởng sẽ phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, thời gian tối đa được phép học để hoàn thành chương trình bao gồm thời gian quy định cho chương trình được quy định tại khoản 1 Điều này, cộng với thời gian tối đa sinh viên được phép tạm ngừng học quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 và Điều 13 của Quy chế đào tạo Đại học và cao đẳng hệ tại chức.
Vậy điều kiện học đại học tại chức sẽ như thế nào? Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quy định về hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học trình độ đại học giữa tháng 3 vừa qua, phương thức tuyển sinh vừa làm vừa học hay hệ tại chức bao gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Đối tượng được tham gia tuyển sinh được thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành chẳng hạn như đã tốt nghiệp THPT, có đủ sức khỏe để theo học, đảm bảo ngưỡng điểm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Học đại học tại chức ở đâu tại TP HCM và Hà Nội tốt nhất?
Hiện nay trên cả nước có khá nhiều trường áp dụng phương pháp học tại chức hoặc hoặc đào tạo từ xa tuy nhiên sinh viên nên lựa chọn những trường nào uy tín để theo học. Điều kiện tuyển sinh với thí sinh có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học phổ thông (hệ Bổ túc), Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề.
Nên chọn trường đại học, cao đẳng uy tín để học hệ tại chức
Nếu các bạn vẫn chưa biết nên chọn trường nào thì hãy xem danh sách sau và lựa chọn cho mình một nơi thích hợp để theo học nhé.
Danh sách trường đại học và cao đẳng đào tạo hệ tại chức tại Hà Nội
Đại học FPT |
Đại học Dân lập Đại Nam |
Đại học Giao thông Vận tải |
Đại học Lâm nghiệp |
Đại học Khoa học Tự nhiên |
ĐH Kỹ thuật và CN Nguyễn Trãi |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn |
Học viện Quân Y |
Đại học Kiến trúc Hà Nội |
Đại học Cơ điện |
Đại học Kinh tế Quốc dân |
Đại học Công đoàn |
Đại học Kỹ thuật Mật mã Hà Nội |
Đại học Công nghệ |
Đại học Luật Hà Nội |
Đại học Công nghiệp |
Đại học Mỏ – Địa chất |
Đại học Dân lập Đông Đô |
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội |
Đại học Dân lập Phương Đông |
Đại học Mỹ thuật Hà Nội |
Đại học Dân lập Kinh doanh và CN |
Đại học Ngoại ngữ |
Đại học Dân lập Thăng Long |
Đại học (Ngoại ngữ) Hà Nội |
Đại học Dược Hà Nội |
Đại học Ngoại thương Hà Nội |
Đại học Điện lực |
Đại học Nông nghiệp 1 – Hà Nội |
Cao đẳng Múa Việt Nam |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
CD Sư phạm Nhạc – Họa Hà Nội |
Đại học Quốc tế Châu Á |
Cao đẳng Xây dựng số 1 |
Đại học Răng Hàm Mặt |
Đại học Bách khoa |
Đại học Sân khấu Điện ảnh |
CĐ Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp 1 |
Đại học Sư phạm Hà Nội |
Phân viện Báo chí Tuyên truyền |
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 |
Trường Cán bộ QLGD và Đào tạo |
Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội |
KHTN và Công nghệ Quốc gia |
Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội |
Trung tâm KHXH và NV Quốc gia |
Đại học Thương mại |
Viện Đại học Mở Hà Nội |
Đại học Thủy lợi |
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam |
Đại học Văn hóa Hà Nội |
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội |
Viện Quốc tế về Đào tạo KH Vật liệu |
Đại học Xây dựng Hà Nội |
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật |
Đại học Y Hà Nội |
Cao đẳng Khí tượng Thủy văn |
Đại học Y tế Công cộng |
Học viện Kỹ thuật Quân sự |
HV Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
Học viện Ngân hàng |
HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông |
Học viện Quan hệ Quốc tế |
Học viện Hành chính Quốc gia |
Học viện Quân Y |
Danh sách trường đại học và cao đẳng đào tạo hệ tại chức tại tại TP Hồ Chính Minh
Cao đẳng Công nghiệp 4 |
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh |
Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm |
Đại học Mở Bán công Tp. Hồ Chí Minh |
Cao đẳng Điện lực Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh |
Cao đẳng Hai quan |
Đại học Ngân hàng |
Cao đẳng Kiểm sát |
Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 Tp. Hồ Chí Minh |
Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại |
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh |
Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II |
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh |
Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh |
Đại học Quốc tế |
Cao đẳng Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Sài Gòn |
Cao đẳng Tài chính Kế toán 4 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh |
Cao đẳng Xây dựng Số 2 |
Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn |
Đại học Tài chính Kế toán Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Dân lập Hồng Bàng |
Đại học Thể dục Thể thao 2 Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Dân lập Hùng Vương |
Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Dân lập Kỹ thuật Công nghệ |
Đại học Tư thục Hoa Sen |
Đại học Dân lập Ngoại ngữ – Tin học |
Đại học Tư thục Marketing |
Đại học Dân lập Văn Hiến |
Đại học Tư thục Tài chính – Kế toán Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Dân lập Văn Lang |
Đại học Tư thục Tôn Đức Thắng |
Đại học Cảnh sát Nhân dân |
Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Giao thông Vận tải |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tp HCM |
Đại học Khoa học Tự nhiên |
Học viện Hàng không Việt Nam |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn |
Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh |
RMIT International University Vietnam |
Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Trung tâm Đào tạo Cán bộ Y tế Tp. Hồ Chí Minh |
Đại học Kỹ thuật (ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh) |
Trung tâm Đào tạo Quốc tế |
Đại học Lao động – Xã hội |
Trung tâm Ngoại ngữ |
Viện Cơ học Ứng dụng |
Trung tâm Phát triển Công nghệ Thông tin |
Viện Môi trường và Tài nguyên |
Tại các tỉnh thành khác
Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng |
Hải Phòng |
Đại học Dân lập Hải Phòng |
Hải Phòng |
Đại học Hải Phòng |
Hải Phòng |
Đại học Hàng hải Việt Nam |
Hải Phòng |
Đại học Sư Phạm Hải Phòng |
Hải Phòng |
Đại học Tại chức Hải Phòng |
Hải Phòng |
Đại học Y Hải Phòng |
Hải Phòng |
Tr Quản lý và bồi dưỡng Giáo viên |
Hải Phòng |
Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật 1 |
Hưng Yên |
Đại học Hùng Vương |
Phú Thọ |
Đại học Công nghiệp Thái Nguyên |
Thái Nguyên |
Đại học Nông lâm |
Thái Nguyên |
Đại học Sư phạm Việt Bắc |
Thái Nguyên |
Đại học Y Bắc Thái |
Thái Nguyên |
Đại học Y Thái Bình |
Thái Nguyên |
Đại học Hồng Đức |
Thanh Hóa |
Đại học Sư phạm Vinh |
Vinh |
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 |
Vĩnh Phú |
Đại học Dân lập Công nghệ Đông Á |
Bắc Ninh |
Đại học Thể dục Thể thao 1 |
Bắc Ninh |
Đại học Dân lập Yersin |
Đà Lạt |
Đại học Tổng hợp Đà Lạt |
Đà Lạt |
Viện Đại học Đà Lạt |
Đà Lạt |
Đại học Bách khoa |
Đà Nẵng |
Đại học Dân lập Duy Tân |
Đà Nẵng |
Đại học Đà Nẵng |
Đà Nẵng |
Đại học Kinh tế |
Đà Nẵng |
DH Kỹ thuậ/, sư phạm ngoại ngữ |
Đà Nẵng |
Đại học Ngoại ngữ/ sư phạm |
Đà Nẵng |
Có thể thấy hệ tại chức chính là một hình thức mở, tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập hay theo đuổi đam mê của chính mình bằng nhiều cách khác nhau. Hy vọng bài viết giúp bạn phần nào hiểu hơn về đại học tại chức, chúc bạn thành công trong những dự định học tập của mình.